Quy định mới về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức nhóm chức danh diễn viên

Ngày 28-10-2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, trong đó có nhóm chức danh diễn viên.

Thông tư gồm 4 chương, 16 điều nhằm áp dụng đối với viên chức chuyên ngành ngh thut biu diễn và điện nh làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Phạm vi điều chỉnh với nhóm chức danh diễn viên: diễn viên hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.

Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ngh thut biu diễn và điện nh thuộc nhóm chức danh diễn viên được phân làm 4 hạng: Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12; Diễn viên hạng II - Mã số: V.10.04.13; Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.04.14; Diễn viên hạng IV - Mã số: V.10.04.15.

Ngoài tiêu chuẩn chung, Thông tư quy định rõ tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh.

Đối với diễn viên hạng IV, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.

Đối với diễn viên hạng III, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đối với diễn viên hạng II, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định như chức danh diễn viên hạng III.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III hoặc tương đương có ít nhất 1 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia); được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

Đối với diễn viên hạng I, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định như chức danh diễn viên hạng II và III.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương có ít nhất 2 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 2 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia); được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ngh thut biu diễn và điện nh đối với chức danh diễn viên

Thông tư quy định rõ việc thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau: Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1; Trình độ đào tạo thạc sĩ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1; Trình độ đào tạo đại học được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1; Trình độ đào tạo cao đẳng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B; Trình độ đào tạo trung cấp được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-12-2022; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 11-12-2015 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.

THANH DANH

 

;