• Sự kiện: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bảo tồn và phát huy diễn xướng dân gian hát sắc bùa của người Mường Thanh Hóa trong đời sống đương đại

Hát sắc bùa của người Mường xứ Thanh hàm chứa giá trị tín ngưỡng, tâm linh gắn với khát vọng cầu mùa, cầu bình an, cầu phúc lộc tài trong năm mới. Hát sắc bùa là một di sản văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát huy giá trị, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay. Bài viết phân tích một số đặc điểm của loại hình diễn xướng này của người Mường Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của hát sắc bùa trong đời sống đương đại.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch lớn nhờ sở hữu phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và di sản văn hóa đặc sắc. Những năm gần đây, để thúc đẩy du lịch, tỉnh Lạng Sơn đã đổi mới và sáng tạo trong việc thiết kế các sản phẩm du lịch, nhằm tạo ra những trải nghiệm mới lạ, độc đáo, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa cũng được chú trọng để giữ gìn bản sắc văn hóa riêng độc đáo của cộng đồng dân cư bản địa bao gồm các dân tộc Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông…

Lễ hội xuống đồng của đồng bào Cao Lan (Vĩnh Phúc)

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024, đoàn nghệ nhân đồng bào dân tộc Cao Lan tỉnh Vĩnh Phúc đã tái hiện Lễ hội Xuống đồng, một trong những nghi lễ truyền thống đặc sắc của dân tộc Cao Lan.

Những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Co của tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nơi hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với nhiều di sản văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số. Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi đã giới thiệu với du khách những di sản văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Co ở huyện Trà Bồng tại không gian trưng bày của tỉnh.

Nghi lễ trưởng thành và cấp sắc của người Dao tỉnh Lạng Sơn

Nghi lễ trưởng thành và cấp sắc (nghi lễ Phùn voòng) là một nghi lễ rất quan trọng, được chuẩn bị công phu trong 2- 3 ngày, dưới sự giúp đỡ của gia đình, dòng họ và cộng đồng làng bản. Đây là nghi lễ được bảo lưu, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Dao Lù Gang tỉnh Lạng Sơn.

Ấn tượng với màn trình diễn nghệ thuật và trang phục truyền thống của đồng bào Ê-đê tỉnh Đắk Lắk

Hòa trong không khí tưng bừng của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị, đoàn nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk đã mang đến cho khán giả những thanh âm, giai điệu đậm chất núi rừng cao nguyên. Các tiết mục diễn tấu cồng chiêng; độc tấu nhạc cụ dân tộc; hát kể khan… và màn trình diễn trang phục của đồng bào Ê-đê đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.

Lễ cầu mưa của đồng bào dân tộc Cor (Quảng Nam)

Nằm trong khuân khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị, năm 2024. Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam cùng các nghệ nhân đồng bào dân tộc Cor huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tái hiện nghi lễ cầu mưa truyền thống của đồng bào.

Trích đoạn nghi thức mừng Gươl mới của đồng bào Cơtu, thành phố Đà Nẵng

Giống như nhà rông, nhà làng của các dân tộc Tây nguyên, Gươl là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, cũng là nơi mọi người trong làng tụ họp để bàn bạc, quyết định các vấn đề quan trọng của cộng đồng. Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị năm 2024, đồng bào Cơtu thành phố Đà Nẵng đã trình diễn trích đoạn nghi thức Mừng Gươl mới.

Tết Ngã rạ của dân tộc Cor (Quảng Ngãi)

Người Cor sinh sống ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi là một trong những cư dân bản địa ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, dân tộc Cor mang nhiều nét văn hóa độc đáo đặc trưng của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Đến với Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị, năm 2024, đồng bào dân tộc Cor tỉnh Quảng Ngãi đã giới thiệu tới công chúng một trong những lễ tết truyền thống đặc biệt của dân tộc mình đó là Tết Ngã rạ.