• Nghệ thuật > Điện ảnh, truyền hình

ĐIỆN ẢNH Ý- ĐỐM LỬA MAU TÀN

Điện ảnh Ý là nơi khởi nguồn của những bộ phim hoành tráng. Sự hoành tráng của những dàn cảnh lớn ở điện ảnh Ý là nhờ những cảnh đẹp tự nhiên, lịch sử từ thời cổ đại, những nhân vật lừng danh tạo nên huyền thoại, cổ tích đi kèm với hệ thống kiến trúc cổ đại có một không hai trên thế giới. Đồng thời, nhờ có việc chiêu mộ diễn xuất quần chúng không hề khó khăn ở một đất nước dân số đông, tiền thù lao rẻ. Nhưng sự lớn mạnh đột nhiên của điện ảnh Ý với những lợi thế khó tưởng, chỉ sau một thời gian khoảng mười năm là sự suy thoái chớp nhoáng, đánh dấu những chặng đường của điện ảnh Ý.

Văn học - điện ảnh, hành trình chung và riêng

Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh và sự chuyển hóa những tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong nước vẫn thường xem xét mối quan hệ này dựa trên những tác phẩm cụ thể hơn là đi sâu vào hệ thống lý thuyết. Đầu TK XXI, lý thuyết cải biên đã có những bước phát triển đáng kể dưới tác động của các lý thuyết trong trào lưu hậu hiện đại. Từ đó, những vấn đề của văn học và điện ảnh được đưa ra soi chiếu một cách triệt để hơn nhằm giúp cho độc giả và khán giả nhận thấy được những nét riêng biệt trong từng loại hình cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai loại hình này.

NHỮNG CÂU HỎI TRIẾT HỌC TRONG PHIM CỦA APICHATPONG

Vào giữa năm 2010, đạo diễn trẻ người Thái Lan Apichatpong Weerasethakul đã trở thành niềm tự hào của điện ảnh Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung khi lần đầu tiên đạt giải Cành cọ vàng LHP Cannes. Điều khiến Apichatpong vượt lên, chinh phục được hệ thống đánh giá khắt khe của các nhà phê bình điện ảnh quốc tế, không chỉ nằm ở cuộc cách mạng về tự sự và hình thức thể hiện được hấp thụ của nền giáo dục phương Tây, mà là việc dùng điện ảnh để đưa người xem quay lại với những câu hỏi gốc, khởi nguyên về tồn tại, căn tính, chủ thể trong một thế giới toàn cầu hóa.

CẦU TRÊN SÔNG KWAI - CHUYỆN CỔ TÍCH ĐIỆN ẢNH

Trong thế giới văn chương ngày càng bất tận, thật hiếm những tác phẩm mang nét duyên thoảng qua nhưng khiến người đọc không sao cưỡng lại. Một trong những tác phẩm ấy, chính là Cầu trên sông Kwai của nhà văn Pháp Pierre Boulle (1912-1994). Và cũng thật khó hiểu, những sáng tạo văn chương như Cầu trên sông Kwai nhất thiết phải kết duyên mặn nồng với nghệ thuật thứ bảy mới bộc lộ hết sức mạnh tiềm tàng và hóa nên bất tử.

Nhưng bất cập quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo luôn là một trong các bí quyết thành công trên thương trường. Nhiều doanh nghiệp đã coi nghệ thuật quảng cáo như một bộ môn khoa học mà ở đó chỉ có những học sinh xuất sắc mới đạt điểm cao trong con mắt người tiêu dùng, vốn là những “người thầy” khó tính nhất. Ở Việt Nam, hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng ngày càng đi vào con đường chuyên nghiệp. Điều này được chứng minh với sự xuất hiện của rất nhiều quảng cáo mới lạ, sinh động, hấp dẫn, tinh tế và có tính thẩm mỹ cao.