• Văn hóa > Du lịch

Bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc hiện nay

Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km, là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam. Phát triển du lịch tại làng lụa Vạn Phúc không chỉ bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, giúp phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hội nhập, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.

Phát triển sản phẩm du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam

Bài viết nghiên cứu về sản phẩm du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam từ tính pháp lý của du lịch xe đạp gây quỹ từ thiện, phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến chương trình du lịch bằng xe đạp và xây dựng thang tiêu chuẩn đánh giá chương trình du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam. Đồng thời, đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam thành sản phẩm tiêu biểu, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Tiềm năng phát triển thị trường du lịch nông thôn

Bài viết phân tích về tiềm năng, thị trường và định hướng phát triển du lịch nông thôn (DLNT), nhằm cung cấp cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng các mô hình phát triển bền vững. Bằng phương pháp tổng hợp lý thuyết và phân tích xu hướng ở một số quốc gia, bài viết chỉ ra vai trò ngày càng tăng của DLNT. Bài viết đúc kết các giai đoạn phát triển, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất mô hình định hướng như: mô hình kế thừa và mô hình tiềm năng.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đêm tại phố cổ Hà Nội

Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm nhờ vào các yếu tố tự nhiên về tài nguyên du lịch, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc cùng với thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu, nền chính trị ổn định sẽ tạo nên nhiều tiềm năng để Việt Nam có thể phát triển kinh tế du lịch ban đêm. Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là trung tâm văn hóa của Việt Nam. Hàng ngàn năm lịch sử đã tạo dựng cho Hà Nội một nền văn hóa đồ sộ thể hiện ở hệ thống các phố cổ, các di tích, làng nghề thủ công, các sinh hoạt văn hóa của người dân Thủ đô... đặc biệt là ở các không gian linh thiêng. Vậy, thực tế hiện nay, việc phát triển du lịch đêm tại phố cổ Hà Nội có những lợi thế như thế nào?

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp các di tích Biệt động Sài Gòn)

Bài viết nhằm nhìn lại các di tích Biệt động Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam được kiến tạo trở thành dạng sản phẩm du lịch đặc thù. Thông qua đó, các tác giả đưa ra hiện trạng khai thác các di tích Biệt động Sài Gòn trong hoạt động du lịch hiện nay. Để có thêm ý kiến đánh giá, các tác giả tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của một số bên liên quan như nhà tổ chức tour, hướng dẫn viên du lịch. Phân tích các ý kiến để thấy được những ưu điểm của việc khai thác các di tích Biệt động Sài Gòn trong hoạt đông du lịch cũng như những nhược điểm cần khắc phục, nâng cấp để tour Biệt động Sài Gòn thêm hấp dẫn và phục vụ nhiều du khách trong tương lai khi đến TP.HCM.

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn)

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tại huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), tỉnh đã chú trọng đầu tư vào du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Sự phát triển này cần sự ủng hộ và nhận thức đúng đắn từ cộng đồng địa phương về vai trò của mình. Người dân cần tăng cường tham gia vào các hoạt động du lịch và hưởng lợi từ đó. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu cư dân; điều tra xã hội học, sau đó xử lý dữ liệu... Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Tăng cường đào tạo nhân lực du lịch phục vụ tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái cho phát triển du lịch bền vững

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đi vào hoạt động từ đầu tháng 9-2022, là cơ hội cho sự phát triển du lịch của các địa phương khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh như Vân Đồn, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái... Bên cạnh những cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó có du lịch, cũng kèm theo không ít thách thức cho các địa phương trên tuyến đường cao tốc này. Một trong những khó khăn đó là vấn đề nhân lực. Vì vậy, để có thể khai thác hiệu quả tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cần tập trung cho công tác đào tạo nhân lực du lịch, hướng tới sự phát triển du lịch chuyên nghiệp, bền vững hơn.

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Trước bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, phát triển du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số đã và đang là xu hướng tất yếu, đặt ra yêu cầu đổi mới đối với ngành Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch ở Hà Nội nói riêng. Thông qua nghiên cứu thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay, bài viết bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số.

Nâng cao năng lực của người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa)

Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa), đồng bào Thái, Mường là lực lượng lao động chính tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng (DLCĐ). Tuy nhiên, năng lực làm du lịch của người dân Pù Luông còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, văn hóa giao tiếp, ngoại ngữ... Để nhân tố này thực sự trở thành nguồn lực trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Pù Luông, cần phải có định hướng mang tính chiến lược. Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, điền dã, quan sát tham dự để phân tích về thực trạng năng lực của người dân địa phương ở Pù Luông, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp.