• Văn hóa > Đương đại

Văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học

Văn hóa học đường (VHHĐ) luôn là chủ đề được quan tâm trong quá trình phát triển của các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là khi chuyển đổi số (CĐS) ngày càng phổ biến trong môi trường giáo dục đại học. CĐS như một chất xúc tác, thay đổi môi trường học tập và giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giảng viên, sinh viên, tuy nhiên cũng làm thay đổi một số giá trị, chuẩn mực trong học đường. Từ việc tìm hiểu những tác động của CĐS đến VHHĐ trong trường đại học, người viết đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp để phát triển VHHĐ trong trường đại học, giúp các nhà quản lý giáo dục có cái nhìn tổng quát và biện pháp cụ thể.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa “Bộ đội cụ Hồ” ở thanh niên quân đội hiện nay

Giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” là sự kết tinh những giá trị đặc sắc trong văn hóa quân sự Việt Nam, do các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam dày công xây đắp, dưới sự tổ chức, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” ở thanh niên quân đội, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Hướng nghiệp cho sinh viên ngành Xuất bản tại trường đại học

Xuất bản là một lĩnh vực quan trọng trong ngành Văn hóa và truyền thông, đóng vai trò quyết định việc truyền tải thông điệp, kiến thức và văn hóa cho cộng đồng. Tuy nhiên, với sự thay đổi của công nghệ và thị trường, cùng với sự gia tăng của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, sinh viên ngành Xuất bản đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Xuất bản cũng gặp nhiều khó khăn.

Quảng Ninh: Người gìn giữ văn hóa dân tộc Dao ở Đồn Đạc

Bằng tấm lòng yêu nghề, say mê, sáng tạo, nhiều nghệ nhân dân gian, già làng, trưởng bản, người uy tín, thày mo dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, hằng ngày vẫn miệt mài như những chú ong thợ truyền dạy chữ viết, các làn điệu dân ca, dệt thổ cẩm cho thế hệ trẻ. Họ chính là những người tuyên truyền bà con gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tạo dựng cuộc sống ấm no, tiến bộ.

Nghiên cứu về văn hóa vỉa hè ở Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề khái niệm và hướng tiếp cận

Văn hóa vỉa hè là một khái niệm vẫn còn khá nhiều tranh luận và chưa được phân tích sâu trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa vỉa hè ở TP.HCM, chúng tôi thấy rằng văn hóa vỉa hè là khái niệm đa tầng, đa nghĩa và mang đậm nét dấu ấn của vùng đất, lịch sử, con người tại thành phố trẻ hơn 300 năm tuổi. Trên cơ sở tổng hợp, xem xét một số khía cạnh về mặt khái niệm và cách tiếp cận vận dụng khái niệm văn hóa vỉa hè, bài viết làm rõ những khả năng đa dạng trong việc vận dụng khái niệm này gắn với thực tiễn văn hóa xã hội phức tạp cùng những cảnh huống nghiên cứu cụ thể, đồng thời đặt ra yêu cầu về sự thận trọng trong cách hiểu và thao tác với khái niệm đặc biệt này.

Công nghiệp văn hóa - Những vấn đề đặt ra trong xu thế ảnh hưởng và tác động của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành xu hướng phát triển chủ đạo của xã hội tương lai, việc xử lý dữ liệu lớn trên nền tảng trí tuệ nhân tạo cũng mang tính hệ thống trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghiệp văn hóa (CNVH). Điều này đặt ra những vấn đề liên quan đến công tác quản lý trong lĩnh vực này để đáp ứng xu thế vận động có tính tất yếu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật giai đoạn hiện nay

Đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực cơ bản của các trường cao đẳng, đại học. Phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là phát triển đội ngũ giảng viên là kết quả tổng hợp của Nhà nước, nhà trường và mỗi cá nhân, đây là ba yếu tố chính có tác động nhằm cải biến về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao về chất lượng của đội ngũ giảng viên. Việc đánh giá, phân tích các mức độ, phương diện ảnh hưởng của các yếu tố nói trên có một ý nghĩa quan trọng trong phát triển đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật giai đoạn hiện nay.

Đắk Nông: 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần xây dựng và phát triển con người tỉnh Đắk Nông nghĩa tình, văn minh, giàu đẹp.

Xây dựng công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Trường hợp văn hóa ẩm thực

Trong nội dung bài viết, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu việc xây dựng văn hóa ẩm thực Việt Nam như một ngành công nghiệp văn hóa (CNVH). Từ phương diện văn hóa, lĩnh vực này cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm, tại sao với một nền văn hóa ẩm thực phong phú như vậy, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến nhưng chúng ta không phát triển được, không tận dụng được sức mạnh mềm này như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã làm; đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý đặc thù của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển ngành “công nghiệp ẩm thực” ở Việt Nam hiện nay.

Cần một “bước nhảy” về nguồn lực thể chế để Thủ đô Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa

Nguồn lực văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của công nghiệp văn hóa (CNVH). Trong đó, nguồn lực thể chế mang tính bắt buộc để tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa trong xã hội. Hướng đến mục tiêu ngành CNVH Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Hà Nội cần thay đổi mạnh mẽ về tư duy, thiết lập một hệ thống thể chế văn hóa đồng bộ, phù hợp, tạo ra môi trường pháp lý, chính trị ổn định, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, CNVH.