Lương Nghĩa Dũng trong ánh chớp lửa đạn

Nhà báo - Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng (1935 - 1972)

Đây là nhng bc nh, nhng câu chuyn thi chiến tranh chng M cứu nước của nhà báo nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng - người đã buông tay máy tại mặt trận Quảng Trị vào đầu mùa hè rực lửa năm 1972. Những kiểu ảnh cuối cùng và chiếc máy ảnh của anh đã được anh Trương Thí, xã đội trưởng liên xã Trường Th, huyện Hải Lăng cất giấu trong hầm. Nhưng rồi lại bị bom do máy bay B52 Mỹ dội xuống tiêu hủy. Ngày ấy tuổi đời và tuổi nghề của anh còn trẻ. Anh ra đi để lại sau lưng mình một người vợ và bốn đứa con thơ: hai trai, hai gái, đứa con gái đầu lòng mới mười tuổi, đứa con gái út mới 4 tuổi. Người vợ liệt sĩ ấy - chị Lương Thị Nhiễu là một phụ nữ kiên cường như anh, từ làm ruộng ở quê, ra thị xã  Hà Đông làm thợ phụ xây dựng, đã một mình âm thầm thay anh nuôi dạy con cái ăn học thành người. Các cháu đều tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm, quây quần bên mẹ. Ngày lại ngày, chị nén nỗi đau trong lòng đến mức con tim quá nghẹn ngào mệt mỏi đã bỏ nhịp không muốn đập nữa, phải nhờ tới máy trợ tim mới sống tới ngày nay.

Năm 2012, chúng tôi - những người bạn, đồng nghiệp cùng một chiến hào - đã cùng gia đình anh biên soạn và xuất bản cuốn sách ảnh gồm những tác phẩm xuất sắc trong đời cầm máy của anh. Sẽ có người hỏi: Sao bây giờ sách mới ra đời? - Đấy là cái lỗi của cuộc sống khó khăn và thời gian nóng lnh vô tình. Cái lỗi ấy đến nay được sửa. Sách có tựa đề: Việt Nam trong ánh chớp lửa đạn, tập hợp gần 200 bức ảnh chọn lọc từ hàng vạn tấm phim do Lương Nghĩa Dũng chụp.

Đấu pháo ở Dốc Miếu, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, năm 2007

 

Ảnh của anh có số phận như anh, nó được trân trọng nằm im trong kho tư liệu Thông tấn xã Việt Nam ít được công bố. Cũng như hài ct ca anh được nhân dân huyn Hi Lăng chôn ct hơn 20 năm nơi gió cát mà gia đình và Tng cc Chính tr Quân đội Nhân dân Vit Nam, Thông tn xã Vit Nam tìm mãi không ra! Vi quyết tâm ca v con anh và s giúp đỡ ca  nhà ngoi cm Nguyn Văn Liên, huyn T K, tỉnh Hải Dương cùng nhân dân, cán bộ địa phương tỉnh Quảng Trị, cuối cùng, chị và các cháu đã đón được hài cốt anh về quê.

Trận mở màn chiến dịch Quảng Trị vào chiều ngày 30/3/1972, quân ta đồng loạt tấn công nhiều căn cứ địch ở phía Nam, phía Bắc đường số 9 và dọc đường số 1. Nghĩa Dũng đi cùng mũi xung kích đánh cao điểm 365. Bức ảnh Đánh chiếm cao điểm 365 cho thấy khi ba chiến sĩ lao lên trong khói đạn mù mịt, trước cửa lô cốt có xác một người lính đối phương. Đây là thi đim, nguy hiểm nhất, trong bắn ra, ngoài bắn vào. Giữa lúc ấy, Nghĩa Dũng đã ly được khuôn hình chun xác và bm máy lin. Bc nh này tr thành “ảnh đinh trong cm tác phm 5 ảnh Những khoảnh khắc để lại. Nó là hình ảnh tột cùng bi tráng. Cùng với Nữ pháo binh Ngư Thủy (Quảng Bình, 1968), Xốc tới (Đường 9 Nam Lào, 1971), và Chống lầy đưa xe tăng vào trận (Quảng Trị, 1972) tạo thành bộ ảnh kinh điển thấm đẫm Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cụm tác phẩm xuất sắc này được Gii thưởng H Chí Minh, năm 2017.

Ngược dòng thi gian với các trang báo thi chiến Bc Vit Nam, người ta thy cái tên Nghĩa Dũng liên tiếp xut hin. Anh còn có bí danh Nghĩa Mnh vi các bc nh chp Nam Vit Nam, và Thoong Chăn, cũng như chụp ở Lào.

Người xem không khỏi ngạc nhiên về sức làm việc kinh khủng của anh. Dồn dập trong 6 năm, Nghĩa Dũng đi hàng vạn cây số, khi thì bám xe vận tải quân sự, khi thì đạp xe, khi thì đi bộ. Hơn nhiều sĩ quan chuyên ngành, anh có mặt ở tất cả các quân binh chủng, từ Hải quân, Không quân, Bộ binh tới Tăng thiết giáp, Pháo cao xạ, Đặc công, Công binh và Thanh niên xung phong… Hơn nhiu các nhà ch huy, anh luôn có mt các trn đánh ln m mt tro bi. Ống kính máy ảnh của anh thường xuyên bị ám khói bom đạn và mùi thuốc nổ, thậm chí nó còn bị đất cát vùi lấp hoặc văng lên trời theo người anh do sức ép của bom, đạn tên la, đạn pháo. Anh thường xuyên trực chiến ở các trận địa cao xạ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh (Bắc vĩ tuyến 17) và bất ngờ có mặt ở Gio Linh, Cam Lộ, Đường 9 (Nam vĩ tuyến 17) cũng như chớp nhoáng ở Savannakhet, Xiêng Khoảng, Cánh đồng Chum, Mường Xủi, Sảm Thông, Loong Chẹng (Lào). Rồi lại đột ngột xuất hiện ở Động Ông Do, Tích Tường, La Vang, Thị trấn Đông Hà, Thị xã Quảng Trị - nơi mà báo chí phương Tây mnh danh là ci xay tht. Có th nói, Nghĩa Dũng thuc vào nhng nhà nhiếp nh chiến tranh xuất sắc của thế kỷ XX như Robert Capa (nhà nhiếp ảnh Mỹ gốc Hung), Larry Burrows (Anh), Henri Huet (Pháp), Kyoichi Sawada (Nhật) v.v. - những nhà nhiếp ảnh sinh ra để sẵn sàng đem tính mạng của mình đổi lấy những bức ảnh máu lửa, chân thật trên chiến trường. Nghĩa Dũng như một định mệnh để làm công việc hệ trọng này. Chỉ có anh - và những người như anh - mới là ‘bánh xe cảm tử’ của tạo hóa. Họ lăn đi, lộn lại trong khói lửa chiến tranh, ngẩng cao đầu giữa làn bom đạn để chụp ảnh. Chỉ có anh và những người như anh mới nhìn thẳng vào họng súng và cột khói bom, thu vào ống kính những ánh chớp chói sáng, những quầng lửa hào hùng và bi tráng của cuộc chiến, mà từ đó bừng sáng lên những gương mặt cương nghị, sắt đá, phi thường của người lính quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lửa vây máy bay Mỹ, 1967

 

Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng (1935-1972), quê quán: Thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội; Cử nhân Khoa Vật lý, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội. Ông là phóng viên ảnh Phòng Thông tấn Quân sự, Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, biệt phái sang Việt Nam Thông tấn xã từ năm 1966; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (vào Đảng năm 1965), hy sinh tại mặt trận Quảng Trị ngày 1/5/ 1972. Ông để lại cho đất nước hơn 2.200 tấm phim, ảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân ta, số tài sản vô giá này được lưu giữ tại Phòng Tư liệu, Ban biên tập ảnh TTXVN. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lĩnh vực Nhiếp ảnh, năm 2007 với tác phẩm: Đấu pháo ở Dốc Miếu, và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017 với cụm tác phẩm 5 ảnh: Những khoảnh khắc để lại.

Chống lầy đưa xe tăng vào trận (Quảng Trị, 1972)

 

Bức ảnh Đấu pháo Dc Miếu, năm 1968 được Giải thưởng Nhà nước năm 2007 là ảnh đầu tay xuất sắc của anh. Bức ảnh đó và 13 ảnh khác của Lương Nghĩa Dũng được in trong cuốn Hồi Niệm (Requiem) nói về các nhà nhiếp ảnh ở hai chiến tuyến đã ngã xuống trên chiến trường Đông Dương, xuất bản ở Mỹ năm 1997 do Horst Faas và Tim Page, hai nhà nhiếp ảnh từng lăn lộn trong chiến tranh Việt Nam biên soạn.

Không ai ngờ, đúng ngày 1/5/1972, cờ bay phấp phới trên đất Quảng Trị, tỉnh đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thì Lương Nghĩa Dũng lại ra đi mãi mãi! Năm ấy anh mới 36 tuổi. Năm nay 2025, tỉnh Quảng Trị đã đặt tên Lương Nghĩa Dũng cho một đường phố ở Đông Hà. Người dân Qung Tr, người dân c nước luôn luôn nh v anh - một nhà báo nhiếp ảnh anh hùng.

Xốc tới (Đường 9 Nam Lào, 1971)

 

CHU CHÍ THÀNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 610, tháng 6-2025

;