• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRANH SƠN DẦU GIAI ĐOẠN 1986 - 2016

Công cuộc đổi mới ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa nghệ thuật trong đó có mỹ thuật. Một thế hệ họa sĩ thời kỳ đổi mới đã hình thành, tạo nên diện mạo mỹ thuật đương đại Việt Nam đa dạng và có dấu ấn cá nhân của tác giả. Lĩnh vực hội họa có thể nói chiếm ưu thế lớn trên mọi diễn đàn về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ này. Các tác phẩm hội họa thể hiện sự phản ánh trung thực cuộc sống ở tất cả các góc độ, thực tại bên trong của sự vật, người xem cảm nhận phần nào những cảm hứng sáng tác của nghệ sĩ luôn gắn liền với đời sống, với thời đại.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG BẢN ĐỊA Ở TÂY NGUYÊN

Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời của gần 20 tộc người bản địa, thuộc về hai dòng ngôn ngữ Môn Khơme (Cơ tu, Ba na, Xơ đăng, Mnông, Mạ, Xtiêng…) và Maylayô - Pôlynêxia (Gia rai, Ê đê, Chu ru, Raglai). Xưa kia, chỉ có các tộc người này là chủ nhân của xứ sở rừng núi và cao nguyên rộng lớn, về sau được gọi là Trường Sơn - Tây Nguyên. Ngày nay, ở nhiều nơi, họ trở thành cư dân thiểu số, bởi những người từ nơi khác di cư tới, đa phần là người Kinh. Cư dân bản địa nơi đây sở hữu nền văn hóa đặc sắc, phong phú, vừa có tính tương đồng trong cả vùng, vừa có sự đa dạng giữa các địa phương, các tộc người… Chính vì vậy, các nhà văn hóa học đã phân định đây là một vùng văn hóa của Việt Nam với những đặc trưng cấu trúc không gian sinh sống hết sức khác biệt.

MÀU SẮC CHÙA VIỆT Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ

Ngay từ cuối thời Lý, Phật giáo đã mất vai trò chủ chốt trong hệ thống tư tưởng, tôn giáo của giai cấp thống trị. Theo đó, chùa Việt không còn là thiết chế tâm linh quan trọng trong đời sống chính trị cung đình nữa, phải lui dần về nương náu ở các làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, cho đến nay, đại đa số chùa của người Việt ở Bắc Bộ là những ngôi chùa làng và mọi khía cạnh trong kiến trúc, thẩm mỹ của ngôi chùa đều chịu tác động chủ yếu bởi làng Việt, một đơn vị xã hội căn bản, một xã hội thu nhỏ.

KỸ THUẬT IN KHẮC GỖ Ở ĐÔNG Á

Kỹ thuật in khắc gỗ ở các nước châu Á có lịch sử phát triển từ nhiều thế kỷ trước châu Âu, sớm nhất là Trung Hoa, rồi tới Triều Tiên, Nhật Bản, thuộc khu vực Đông Bắc Á và Việt Nam (1). In khắc gỗ còn được gọi là in mộc bản, thuộc kỹ thuật in nổi và là phương pháp in ấn lâu đời nhất. Trước khi có kỹ thuật này, sách cũng như các văn bản khác thường được lưu hành bằng cách chép tay. Việc khắc nội dung văn bản lên ván gỗ rồi in trên giấy (hoặc lụa) giúp việc nhân bản một cuốn sách trở nên dễ dàng, chính xác.

KIM YOUNG-SE NHÀ THIẾT KẾ CỦA TƯƠNG LAI

Nhà sáng lập và giám đốc công ty thiết kế Innodesign, Kim Young-se, là một trong những nhà thiết kế công nghiệp xuất sắc nhất của Hàn Quốc. Tại cuộc triển lãm hàng điện tử tiêu dùng quốc tế 2005 (CES - 2005), Bill Gates ca ngợi tác phẩm iriver H10 (máy chơi nhạc MP3) của Kim là một trong những sản phẩm thiết kế hàng đầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Qua hàng loạt các sản phẩm mang tinh thần đổi mới, Kim đã và đang chứng minh với thế giới khả năng thiên tài của mình.

BỘT GIẤY TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA THÁI NHẬT MINH

Nói đến chất liệu trong nghệ thuật điêu khắc người ta thường nghĩ ngay đến đồng, đá, sắt... những chất liệu có tiếng nói mạnh mẽ trong ngôn ngữ tạo hình. Tuy nhiên, những năm gần đây, quan niệm về chất liệu trong sáng tác điêu khắc đã thay đổi, dẫn đến ngôn ngữ biểu đạt và không gian trưng bày tác phẩm cũng thay đổi. Bất cứ vật liệu nào cũng có thể trở thành chất liệu sáng tác của điêu khắc miễn nó có thể chuyển tải được nội dung và ý tưởng của tác phẩm. Với Thái Nhật Minh, một chất liệu mỏng nhẹ như giấy cũng đã được anh xử lý, tìm tòi và biến thành một vật liệu đầy sức nặng biểu cảm trong nghệ thuật điêu khắc của mình.

BỐ CỤC THÀNH DẢI TRÊN THỔ CẨM CỦA NGƯỜI THƯỢNG

Trên cao nguyên miền Trung Việt Nam, tính từ Đèo Ngang trở vào dọc sườn đông Trường Sơn và trên Tây Nguyên Gia Lai, có nhiều dân tộc ở các tỉnh phía Bắc, tận biên giới vào làm ăn sinh sống, định cư. Còn người bản thổ ở đây gồm 30 dân tộc cùng sinh sống, được người Việt ở đồng bằng, ven biển gọi là người Thượng. Cái nhìn thẩm mỹ độc đáo, kết hợp với sở thích làm đẹp của người Thượng sản sinh ra nền nghệ thuật dân gian độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Nó không chỉ là trường ca cổ, những làn điệu dân ca mượt mà và đằm thắm, lễ hội cồng chiêng với những âm thanh có sức vang dội sâu xa, gắn liền với nhiều lễ thức trong đời sống cộng đồng, nghệ thuật điêu khắc, những kiến trúc nhà mồ… mà còn là, nghệ thuật tạo hình hoa văn trang trí thổ cẩm đặc sắc của người Thượng.

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT GỐM BIÊN HÒA

Chính do sự vận động của cuộc sống với những mối giao tiếp qua lại đã hòa hợp, trộn lẫn cái riêng của từng thành phần tộc người lại để tạo thành cái chung đặc trưng đầy bản sắc của khu vực Đông Nam bộ. Điều này đã làm cho gốm Biên Hòa - Đồng Nai có những sáng tác trang trí mang hơi thở riêng của vùng miền, trên nền tảng kế thừa nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc.

LEE UFAN ĐÁNH DẤU SỰ VÔ TẬN

Đây là tiêu đề triển lãm hồi cố giới thiệu 90 sáng tác bao gồm ký họa, hội họa, điêu khắc, từ đầu những năm 60 TKXX cho đến nay (1) của nghệ sĩ Hàn Quốc nổi tiếng Lee Ufan (sinh năm 1936), tại bảo tàng nghệ thuật đương đại danh tiếng Guggenheim ở New York, Mỹ. Triển lãm kéo dài trong vòng 3 tháng này đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm, một lần nữa khẳng định những giá trị nghệ thuật đóng góp cho thế giới của một người Hàn Quốc. Nghệ sĩ Lee Ufan chủ yếu hoạt động ở Nhật Bản và châu Âu.

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC HUẾ

Suốt hơn một thế kỷ qua, hình ảnh các công trình kiến trúc cung đình ở Huế vẫn tồn tại, hiện diện trong đời sống thường nhật của người dân Việt nói chung, người Huế nói riêng. Những công trình kiến trúc mang kiểu dáng triều đình đã phản ánh một diện mạo về mỹ thuật truyền thống Việt, như một dòng mạch ngầm được chung đúc từ mỹ thuật thời Lý, Trần rồi qua Lê tới Nguyễn, triều đại cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, những trang trí trên các công trình kiến trúc Huế cho phép chúng ta dễ dàng nhận diện phong cách của mỹ thuật TK XIX ở Huế.