• Thế giới nghệ thuật > Nghệ thuật & đời sống

Thương hiệu VFC

Luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng phim truyền hình, VFC không chỉ đẩy mạnh việc đặt hàng, khai thác, chuyển thể, Việt hóa kịch bản mà còn chú trọng đến tiêu chuẩn lỹ thuật để gia tăng sức hấp dẫn cho các bộ phim.

Sức sống múa dân gian ở Lào Cai

Múa dân gian dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời với nhiều giá trị tuyệt vời, có sức sống bền vững theo thời gian. Những điệu múa truyền thống qua bao thế hệ nâng niu, truyền nối, được coi là cội nguồn của nghệ thuật múa, là chất liệu quý giá và trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với các biên đạo múa hiện nay.

Âm sắc Trường Sơn

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là chất men tạo nên những cảm hứng, thăng hoa cho con người và cộng đồng. Âm nhạc, múa và nghệ thuật tạo hình là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc tộc người. Các loại hình di sản này chẳng những giúp đồng bào vui chơi, giải trí mà còn là mang ý nghĩa tâm linh của cộng đồng. Ca, múa, nhạc dân gian thường được thể hiện ở không gian kiến trúc nhà làng, xung quanh cây nêu, cột lễ, kiến trúc trang trí nhà mồ cùng với các nghi thức thiêng liêng.

Áo Nhật Bình: Một di sản văn hóa quý của Cố đô Huế

Áo Nhật bình vốn là loại triều phục dành cho bậc hậu, phi, cung tần và công chúa thời Nguyễn, nay đã trở thành loại trang phục phổ biến của phụ nữ Huế trong dịp hôn lễ và ngày càng được các bạn nữ trẻ Việt Nam yêu thích sử dụng khi đi ngoạn cảnh, check in…

Đình làng Việt nơi thể hiện ước vọng của cộng đồng

Hình ảnh con người xuất hiện trên trang trí kiến trúc đình làng thế kỷ XVI, XVII, XVIII, ngoài chức năng trang trí cho kiến trúc, tô điểm cho công trình thì hình ảnh con người còn có một ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Trước khi nó đóng vai trò phản ánh hiện thực xã hội thì nó phải truyền tải những thông điệp của cộng đồng với thần linh, mang những ước vọng.

Kiến trúc Tây Nguyên xưa qua di sản tư liệu hình ảnh

Máy ảnh và nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam giữa sau thế kỷ XIX. Các nhà thám hiểm, các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhà nhiếp ảnh nước ngoài như Henri Maitre, Jean- Marie Duchange, Daniel Léger, Joseph Carrier đã thu vào ống kính những bức ảnh tư liệu quý hiếm về con người, kiến trúc và phong cảnh Việt Nam. Trong kho tàng di sản tư liệu hình ảnh, có nhiều bức ảnh, bộ ảnh về kiến trúc nhà làng, nhà ở, nhà mồ, nhà kho...của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay, kiến trúc nhà cửa, không gian cư trú của buôn làng Tây Nguyên đang thay đổi nhanh chóng. Những bức ảnh tư liệu quý hiếm đó chứa đựng nhiều thông tin bổ ích để nhìn nhận, hiểu biết về văn hóa Tây Nguyên cội nguồn.

The Rescue - "hành trình" giải cứu

Sự kiện giải cứu đội bóng nhí của Thái Lan bị mắc kẹt trong hang đã khiến cả thế giới hồi hộp. Sau sự việc, nhiều hãng phim đánh tiếng sẽ làm phim về câu chuyện này. Bộ phim tài liệu The Rescue là một trong số đó.

Sản xuất phim tài liệu sinh thái - Vì mục tiêu phát triển bền vững

Dự án Sản xuất phim tài liệu sinh thái do Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Four Paws Việt) phối hợp các nhà làm phim tài liệu vừa được khởi động với chủ đề tập trung vào Bảo tồn đa dạng sinh học và Phúc lợi động vật. Dự án này sẽ được triển khai trong hai năm 2021-2022.

Di tích kiến trúc và dấu ấn văn hóa Champa qua kho tàng di sản tư liệu hình ảnh

Máy ảnh và nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam giữa sau thế kỷ XIX. Các nhà thám hiểm, các nhà nghiên cứu, nhà nhiếp ảnh người Pháp cũng đã chụp nhiều bức ảnh về con người, kiến trúc và phong cảnh Việt Nam thời kỳ đầu pháp thuộc, trong đó có nhiều bức ảnh, bộ ảnh tư liệu quý hiếm về di tích kiến trúc Champa. Những hình ảnh tư liệu sống động minh chứng cho các giá trị rực rỡ của nền văn minh Champa từng một thời vàng son ở miền Trung Việt Nam.