• Xây dựng đời sống văn hóa > Phong trào toàn dân đoàn kết

Hà Tĩnh: Huyện Lộc Hà đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đồng Gián hôm nay

Năm 2020, xã Xuân Lương huyện Yên Thế, Bắc Giang về đích nông thôn mới. Đóng góp vào thành tích ấy có sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là cuộc vận động hiến đất làm đường giao thông, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất nông thôn mới của xã mà tiêu biểu là bản Đồng Gián.

Phù Cát phấn đấu đạt huyện văn hóa - nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới ở Phù Cát (Bình Định) không chỉ là xây dựng công trình mà là xây dựng cuộc sống mọi mặt của người dân, không chỉ lo làm kinh tế, thu nhập bình quân đạt 47 triệu/người/năm (2020), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,88%... mà còn quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Xã miền núi Vân Hòa về đích nông thôn mới

Là một trong 9 xã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) chỉ đạo về đích nông thôn mới năm 2021, cuối tháng 4 vừa qua, xã Vân Hòa đã được Tổ công tác của Thành phố chấm điểm, đủ tiêu chuẩn đề nghị UBND Thành phố Hà Nội công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để có được kết quả đó, Vân Hòa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách.

Yên Định (Thanh Hóa) đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) là mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người trong thời kỳ mới, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định (Thanh Hóa) luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào xây dựng GĐVH theo các tiêu chí: “bình đẳng, tiến bộ, văn minh”, đảm bảo gìn giữ, kế thừa truyền thống đạo lý của dân tộc, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của đời sống xã hội.

Đời sống văn hóa trên một vùng quê văn hiến

An Bình là xã thuần nông, nằm ở phía đông của huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách trung tâm huyện lỵ 1km, cách thành phố Bắc Ninh 13km, có đường Quốc lộ 17 chạy qua và Quốc lộ 38 nằm liền kề rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời xưa, xã An Bình thuộc tổng Bình Ngô, huyện Gia Bình. Nơi đây có truyền thống văn hiến đáng tự hào. Di tích đền Bình Ngô và bản “Ngọc phả” kể rõ về thời đại Hùng Vương và hệ thờ Bách Noãn. An Bình cũng là đất hiếu học và khoa bảng, với 2 trạng nguyên, 4 tiến sĩ và nhiều cử nhân, tú tài. Trong đó, Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật là thành viên “Tao Đàn hội” của vua Lê Thánh Tông, sau là phụ chính triều đình, một trung thần thời Lê.

Gò Quao đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Gò Quao (Kiên Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 33,28%). Qua 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011 - 2020), Gò Quao đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, theo Quyết định số 344/QĐ - TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 12/3/2021.

Đổi thay ở Phú Thọ (Đồng Tháp)

Giai đoạn 2016 - 2020, xã Phú Thọ đã được UBND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp chọn là một trong 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Dù gặp không ít khó khăn nhưng nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng kể, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi thay rõ rệt...

Phù Ninh: Phát huy vai trò của hương ước, quy ước trong xây dựng đời sống văn hóa

Trong những năm qua, công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Phù Ninh (Phú Thọ) luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự ủng hộ của nhân dân qua đó, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Bố Trạch - điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Ngày nay, khi về với Bố Trạch (Quảng Bình) chúng ta được chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ của quê hương di sản. Nông thôn Bố Trạch khoác lên mình chiếc áo mới khang trang, văn minh, hiện đại, trở thành những làng quê đáng sống và điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Có được thành quả đó chính là nhờ sự chủ động, sáng tạo trong vận dụng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà hiệu quả từ việc thực hiện các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong những tiền đề quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Bố Trạch hôm nay.

Đa dạng hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số

Để các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đảm bảo kịp thời, chính xác, hiệu quả. Những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp ở Lai Châu đã thường xuyên đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.