Phát huy nguồn lực văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Tóm tắt: Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, việc huy động và phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực văn hóa đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần nâng cao sức mạnh mềm trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế. Bài viết làm rõ vai trò của nguồn lực văn hóa trong sự phát triển đất nước, đồng thời, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thày Tào và những phương tiện được sử dụng trong nghi lễ thờ cúng của người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Thày Tào và những phương tiện được sử dụng trong nghi lễ thờ cúng của người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Tóm tắt: Thày tào là người thực hiện các nghi lễ thờ cúng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Họ đóng vai trò trung gian giữa con người với thần linh và tổ tiên, giúp cầu bình an, sức khỏe và mùa màng bội thu… Trong các nghi lễ, thày tào sử dụng nhiều phương tiện đặc trưng như sách cúng, cây thanh táo, bộ thanh la, trống, tranh thờ, bùa chú và trang phục truyền thống. Mỗi vật dụng mang ý nghĩa riêng, giúp tăng tính linh thiêng và hiệu quả của nghi thức. Những phương tiện này không chỉ hỗ trợ thày tào hành lễ mà còn phản ánh tín ngưỡng bản địa sâu sắc. Các nghi lễ này góp phần duy trì bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày. Việc nghiên cứu về thày tào và các phương tiện nghi lễ giúp hiểu rõ hơn về đời sống tín ngưỡng của cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện đại

Sự chuyển biến vị thế và hoạt động báo chí, xuất bản của phụ nữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Sự chuyển biến vị thế và hoạt động báo chí, xuất bản của phụ nữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Tóm tắt: Vào đầu thế kỷ XX, chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp tại Nam Bộ, cùng với những ảnh hưởng của tư tưởng, phong trào xã hội trên thế giới có tác động đến chuyển biến đời sống con người. Với chính sách giáo dục của Pháp, sự ra đời của báo chí quốc ngữ, đặc biệt là dòng báo chí phụ nữ ở Nam Bộ đã đem đến cho phụ nữ vị thế mới trong hoạt động báo chí và địa vị trong xã hội. Dựa vào nguồn báo chí Nữ Giới Chung, Phụ Nữ Tân Văn, bài viết lập luận và phân tích những biến đổi về vị thế, hoạt động báo chí của phụ nữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Kết quả nghiên cứu cung cấp những hiểu biết mới về giai đoạn chuyển giao văn hóa ở Nam Bộ, góp phần tạo dựng bức tranh mới về phụ nữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX và khẳng định vai trò của phụ nữ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.