• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

GIẢI PHÁP BẢO TỒN ÂM NHẠC TRONG LỄ TẾ NAM GIAO

Trong quá trình tiến hành lễ tế đàn Nam Giao, âm nhạc là yếu tố không thể thiếu. Yếu tố này đã tạo ra những giá trị nghệ thuật từ nhiều góc độ khác nhau trong quá trình hành lễ. Từ công việc luyện tập đến các chương trình liên quan, các dàn nhạc, ca công, vũ công, đến nội dung của cả quá trình tiến hành nghi thức lễ đều phải hợp thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, được tập luyện rất công phu.

VÀI NÉT VỀ GIAI ĐIỆU TRONG HÁT BỒNG MẠC

Là một trong những thể loại dân ca của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, trước đây, hát bồng mạc phổ biến ở nhiều tỉnh thuộc khu vực này. Tuy nhiên, khi Viện Âm nhạc thực hiện dự án Nghiên cứu dân ca vùng châu thổ sông Hồng, việc khai thác tư liệu gặp khá nhiều khó khăn. Bài bản hát bồng mạc hiện nay đã thất thoát đáng kể, còn rất ít các bậc cao niên hát được thể loại này. Bài viết dựa trên bài bản ký âm của nhạc sĩ Đặng Bá Oánh với tư liệu thu thanh của các nghệ nhân: Mai Thị Miên (78 tuổi) ở Thái Bình; Phạm Duy Từ (82 tuổi) ở Thái Bình; Nguyễn Thị Huệ ở Hải Phòng; Phạm Văn Mùi (62 tuổi) ở Hải Phòng.

SỰ PHÁT TRIỂN CA KHÚC NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM

Cuối thế kỷ XIX, văn hóa phương Tây đã du nhập vào bán đảo Đông Dương theo gót giày quân viễn chinh Pháp. Nền âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ cũng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi âm nhạc phương Tây do người Pháp mang đến. Lúc này, người Việt được tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa phương Tây, trong đó, ngoài các ca khúc tôn giáo của những người truyền đạo, nhiều ca khúc kinh điển và ca khúc nghệ thuật cũng được phổ cập.

BÀI BẢN ĐÀN KANHI TRONG LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN

Trong văn hóa truyền thống Chăm, âm nhạc là một loại hình quan trọng, phản ánh nhận thức, tình cảm và quan niệm thẩm mỹ của người Chăm. Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Chăm được hình thành trên ba hình thái: âm nhạc dân gian, âm nhạc tôn giáo tín ngưỡng và âm nhạc cung đình. Do xã hội Chăm cổ là một xã hội tôn giáo, nên ba hình thái âm nhạc này luôn có sự hòa đồng và đan xen lẫn nhau, trong đó, hình thái âm nhạc tín ngưỡng giữ vai trò chính.

MÃ LA CỦA NGƯỜI RAGLAI

Mã la, một loại nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của người Raglai ở miền núi phía tây các tỉnh cực nam Trung Bộ, cần được đặt nằm chung trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và được sưu tầm, nghiên cứu bổ sung vào hồ sơ văn hóa cồng chiêng Việt Nam.

DIỄN XƯỚNG ÂM NHẠC VÀ MÚA TRONG LỄ HỘI RIJA PRAONG CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Rija praong là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm, gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật múa Chăm đặc sắc. Lễ hội do tộc họ tổ chức, có ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo từ Malaysia. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong hệ thống lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm, lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc, trong đó nghệ thuật diễn xướng dân gian Chăm được trình diễn hết sức sống động, mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau nhưng vẫn dung hòa giữa nét văn hóa bản địa và sự giao lưu tiếp biến từ văn hóa bên ngoài.

GIAI ĐIỆU TRONG KHÍ NHẠC ĐƯƠNG ĐẠI

Theo tác giả Đào Trọng Minh “giai điệu là sự tổng hợp đầy đủ nhất các phương pháp biểu hiện âm nhạc trong trình tự âm thanh một bè nhằm biểu lộ tư duy và tình cảm của con người” (1). Giai điệu được tạo nên bởi sự thống nhất của nhiều thành tố âm nhạc khác nhau theo trình tự thời gian như: mối tương quan về cao độ, tiết tấu, lực độ, âm sắc, phương thức diễn đạt… Hay nói cách khác, giai điệu vừa là một phương tiện chủ chốt thể hiện nội dung âm nhạc, vừa là biểu tượng cho sự tổng hợp các thành tố âm nhạc.

QUY TRÌNH SÁNG TÁC NHẠC CHO TÁC PHẨM MÚA

Âm nhạc và múa là hai loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của loài người. Đó là những tiếng hô, hò, hét, nhịp đập của các công cụ đá, gỗ, tre, đồng để múa. Âm nhạc và múa có mối quan hệ hữu cơ trong tiến trình lịch sử văn hóa, nghệ thuật của mỗi tộc người, mỗi quốc gia. Theo dòng chảy lịch sử, âm nhạc và múa cùng đồng hành, tồn tại, phát triển ngày một hoàn thiện. Trong thời hiện đại, những tác phẩm múa độc lập, có tính chuyên nghiệp, phát triển tới đỉnh cao, đòi hỏi phải có những tác phẩm âm nhạc riêng cho từng tác phẩm. Mối quan hệ ấy càng trở nên gắn bó, không thể chia tách. Múa nhất thiết phải có nhạc, từ đó đã dần hình thành đội ngũ nhạc sĩ chuyên sáng tác âm nhạc cho tác phẩm múa.

TIỆM CẬN TÍN NGƯỠNG TÀY QUA HÁT THEN

Việt Nam là đất nước đa tộc người, có bản sắc văn hóa riêng trong chỉnh thể vừa thống nhất vừa đa dạng. Phong tục tập quán độc đáo cùng nhiều phương thức lưu truyền như truyện kể, cổ tích, thần thoại, sự tích, thơ, truyền miệng… và không thể không nhắc đến nghệ thuật dân gian, trong đó, âm nhạc là phương tiện bảo lưu đặc sắc nét văn hóa tộc người. Trong bài này, người viết muốn trao đổi về mối quan hệ ràng buộc giữa hát then và tín ngưỡng người Tày.

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HÁT TRỐNG QUÂN Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Trong đời sống văn hóa cộng đồng của cư dân Việt ở Bắc Bộ xưa, hát trống quân là một hình thức diễn xướng dân gian đối đáp giao duyên gần gũi, quen thuộc, phổ biến. Ngày nay, đứng trước hiện trạng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có nguy cơ bị mai một, thất truyền, hát trống quân ở đồng bằng sông Hồng cũng đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Ngay cả những nghệ nhân cũng nhận thức rõ, thể hiện sự thông cảm của mình với thực tại. Đây là xu thế tất yếu, cũng như các loại hình văn hóa cổ truyền khác. Tuy nhiên, cần có sự nhận diện một cách rõ ràng những biến đổi này để có phương thức điều tiết sao cho hài hòa.