• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

TÍNH SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC SÁNG TÁC JAZZ Ở VIỆT NAM

Trải qua hơn hai thập kỷ hình thành, phát triển, nhạc jazz Việt Nam tiếp tục khẳng định được diện mạo và phong cách riêng. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ tiêu biểu như: Lưu Quang Minh, Quyền Văn Minh, Quyền Thiện Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Tiến Mạnh... đã dần định hình con đường sáng tạo nghệ thuật ngẫu hứng dựa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của nhạc jazz thế giới, kết hợp với những nét độc đáo của âm nhạc dân gian Việt Nam. Một số nghệ sĩ, nhạc sĩ, du học sinh Việt Nam theo học tại các nước có nền nhạc jazz tiên tiến như: Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Ba Lan... đã giao hòa nền văn hóa bản địa với quốc tế.

CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT HIP HOP Ở HÀ NỘI

Văn hóa hip hop du nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước và đã có ảnh hưởng nhất định tới giới trẻ Hà Nội. Sinh hoạt hip hop của giới trẻ Hà Nội diễn ra sôi nổi, đa dạng, phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là theo nhóm. Ngoài ra, họ còn tham gia những câu lạc bộ hoặc sinh hoạt trên các diễn đàn nhằm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, đăng tải sáng tác mới. Ở mức độ mang tính chuyên nghiệp hơn còn có các công ty tổ chức đào tạo, nhận hợp đồng trình diễn hay tổ chức những cuộc thi nhảy và sự kiện có liên quan.

VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Trong những năm gần đây, rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Bên cạnh nhiều biện pháp can thiệp, trị liệu, âm nhạc được xem là biện pháp thuộc lĩnh vực tâm lý giáo dục có hiệu quả đối với việc tăng cường các kỹ năng cho trẻ RLPTK, cần được triển khai tại các cơ sở giáo dục đặc biệt.

HỘI TAM ĐIỂM VỚI SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA W.A.MOZART

W.A.Mozart sinh ngày 27 - 1 - 1756 tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nay là nước Áo), thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa ánh sáng và Hội tam điểm. Những sáng tác bất hủ của ông chịu sự ảnh hưởng, tác động lớn từ Hội tam điểm ở Áo và châu Âu lúc bấy giờ. Nói cách khác, Hội tam điểm đã góp phần xây dựng lên những lâu đài âm nhạc của Mozart.

CÁC THỂ NHẠC TRONG DIỄN XƯỚNG NHẠC LỄ PHẬT GIÁO HUẾ

Trong môi trường thực hành nghi lễ Phật giáo Huế, các vị sư đã sáng tạo ra nhiều thể nhạc khác nhau để làm phương tiện tu tập và chuyển tải giáo lý đạo Phật đến với quần chúng. Trong lễ nhạc Phật giáo Huế, được xác định bằng các thuật ngữ như: đọc, nói, niệm, tụng, xướng, bạch, ngâm, vịnh, hô, thỉnh, thán, phi tiên hạc, hịch, thài, sám, tán. Mỗi thể có quy luật riêng về thang âm điệu thức, cấu trúc giai điệu, phương thức phối hợp với pháp khí, nhạc khí. Tính chất, cách luyến láy và môi trường ứng dụng giữa chúng cũng khác nhau. Bài viết này giới thiệu một số thể nhạc tiêu biểu được sử dụng khá phổ biến trong diễn xướng lễ nhạc Phật giáo Huế.

NHẠC SĨ NGƯỜI HÀ NAM NHỮNG GƯƠNG MẶT VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

Dòng âm nhạc mới Việt Nam từ ngày ra đời đến nay, nếu tính tròn đã được 85 năm. Trên chặng đường ấy, âm nhạc mới Việt Nam - mà chủ thể của nó chính là các nhạc sĩ - đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (28-12-2014), Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng. Đó là sự ghi nhận những đóng góp lớn lao của các nhạc sĩ nói chung, mà các nhạc sĩ – những người con của Hà Nam cũng chẳng phải trường hợp ngoại lệ.

TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT PREPARED GUITAR

Vào TK XX, nghệ thuật guitar đã có những bước phát triển lớn, đánh dấu một thời kỳ đầy sáng tạo trong cả sáng tác và biểu diễn. Với ngôn ngữ âm nhạc đa dạng, nhiều màu sắc, các khuynh hướng sáng tác cho guitar đương đại cũng như phong cách biểu diễn ấn tượng dần được định hình và phát huy. Prepared guitar là một trong những trào lưu đặc biệt của guitar đương đại, mang đến cho người sáng tác, người biểu diễn, người nghe những cung bậc đa dạng của âm thanh và giải phóng mọi giới hạn của tính năng nhạc cụ.