• Văn hóa > Cổ truyền

HÌNH ẢNH QUẢ TRỨNG TRONG LỄ CÚNG VÍA TRẺ NHỎ CỦA NGƯỜI THÁI TÂY BẮC

Người Thái quan niệm mỗi người tồn tại trên đời đều có những hồn vía gắn với từng bộ phận trên cơ thể, luôn song hành để bảo vệ cho thân chủ của mình. Bao đời nay, tục thờ hồn vía luôn gắn kết với họ suốt cuộc đời, từ khi cất tiếng khóc chào đời đến trưởng thành, lập gia đình, già rồi mất đi. Có thể nói rằng đây là một tập tục rất quan trọng của người Thái, đặc biệt khi được thực hiện lần đầu tiên trong đời đối với một đứa trẻ vừa được sinh ra.

BẢN SẮC VĂN HÓA TÀY TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở nước ta hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội nhưng cũng chứa đựng nhiều hạn chế. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình CNH, HĐH, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu. Đối với các tỉnh Việt Bắc, nơi có người Tày chiếm trung bình 27%, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên cần thiết. Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày trong quá trình CNH, HĐH là vấn đề lớn, phù hợp với định hướng bảo vệ di sản văn hóa, duy trì sự phát triển theo xu hướng tiến bộ xã hội, bảo vệ văn hóa truyền thống, bảo đảm chủ thể được hòa nhập, hưởng thụ những thành quả mà xã hội đem lại.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO TỒN GIÁ TRỊ QUAN HỌ LÀNG VÂN KHÁM

Quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở vùng Kinh Bắc xưa, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Làng Vân Khám thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía đông cách trung tâm huyện khoảng 4km, hiện vẫn còn lưu giữ những không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như: đồi Khám, đình Vân Khám, chùa Khám. Trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội đương đại, các loại hình dân ca cổ truyền nói chung, dân ca quan họ ở làng Vân Khám nói riêng cũng chịu nhiều áp lực. Bảo tồn di sản văn hóa quan họ không gì tốt hơn là bắt đầu từ chính những người đã sản sinh ra nó - đó chính là người dân, cộng đồng ở làng Vân Khám.

VẬT CÚNG TRONG NGHI LỄ MỠI CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở LẠC SƠN, HÒA BÌNH

Bản sắc văn hóa của tộc người, những quan niệm về vũ trụ, thế giới và nhân sinh quan của tộc người Mường được thể hiện rất rõ qua nghi lễ mỡi. Ở trong mỗi nghi lễ mỡi đều có sự tuân thủ chặt chẽ từ: trang phục của người thày mỡi, đồ lễ, cách bày trí các đồ cúng lễ, các nghi thức, hành động trong thực hành nghi lễ và các lời khấn...

TRÒ MA TRONG LỄ TANG CỦA NGƯỜI MƯỜNG THANH HÓA

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tộc người sinh sống, trong đó người Mường có số dân đông thứ hai, sau người Việt, tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh... Theo các nguồn tư liệu, người Mường Thanh Hóa có nguồn gốc xuất phát từ ba nguồn: Mường bản địa, Mường do quá trình Việt hóa hay Thái hóa, Mường Bi di cư từ Hòa Bình vào.

TỪ NHIÊN THẦN ĐẾN NHÂN THẦN VÀ VẤN ĐỀ TRUYỀN THUYẾT HÓA THẦN THOẠI

Tín ngưỡng bản địa Việt Nam chủ đạo là tín ngưỡng đa thần với đặc trưng sùng bái vật linh. Bắt nguồn từ tín ngưỡng ấy nên ở khắp các cộng đồng cư dân, người ta thờ cúng thần tự nhiên, đó là các thần động vật với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó có thần thuộc thế giới bầu trời như: các loài chim thần, có thần thuộc thế giới mặt đất với các loài vật linh như: hổ, trâu, gà, gấu; có thần động vật thuộc thế giới mặt nước như: rắn, giải, giao long, thuồng luồng, rồng, rùa, cá; các loài thực vật được linh thiêng hóa thành thần như: cây cối, hạt lúa, hạt ngô, củ khoai, quả bầu; các dạng vật linh như: nước, đất, đá, rừng, núi, lửa; các hiện tượng linh như: mây, mưa, gió, sấm, chớp, sóng… Các câu chuyện kể về những vị thần tự nhiên này đã tạo ra một hệ thần thoại hết sức phong phú. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian và trải qua chiều rộng của không gian, các truyện kể này không còn nguyên hình, nguyên dạng như khởi nguyên nữa, một bộ phận nhân vật nhiên thần không nhỏ đã có sự chuyển hóa thành nhân thần và nửa nhiên thần, nửa nhân thần. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo quy luật nội tại và khách quan, làm cho biến đổi cả về mặt thể loại của truyện cổ, theo đó thể loại thần thoại đã được truyền thuyết hóa một cách mạnh mẽ.

KHOA BẢNG VÙNG VEN HỒ TÂY VÀ PHỤ CẬN TRƯỚC NĂM 1919

Năm Canh Tuất 1070, Lý Nhân Tông cho xây dựng Văn Miếu làm nơi dạy học cho các hoàng thái tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi Nho học đầu tiên. Thời gian sau đó, các kỳ thi Nho học được nhà nước phong kiến tổ chức đều đặn 4 năm một lần, rồi từng bước hoàn thiện. Đến đầu triều Khải Định chế độ khoa cử Nho học bị bãi bỏ sau kỳ thi hương cuối cùng vào năm 1918, kỳ thi hội cuối cùng năm 1919. Trong suốt thời phong kiến Việt Nam, giáo dục, khoa cử Nho học tuy từng thời có biến động khác nhau nhưng các triều đại đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức học tập, thi cử để tuyển chọn số lượng lớn trí thức, quan lại cho nhà nước.

BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Vĩnh Phúc là tỉnh có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Trải qua thời gian, trong kho tàng di sản văn hóa (DSVH) của tỉnh vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích, di chỉ khảo cổ, hiện vật, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian... phong phú và độc đáo. Những năm gần đây, các DSVH của tỉnh Vĩnh Phúc đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một do sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế.

TÍN NGƯỠNG NÔNG NGHIỆP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

Cư trú trên mảnh đất trung du, sinh kế chính của người Sán Dìu ở Thái Nguyên là canh tác nông nghiệp. Hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên trong đời sống tinh thần, họ luôn hướng đến thần linh, cầu mong cuộc sống yên ổn, mạnh khỏe để làm ăn, mùa màng tốt tươi... Các biểu hiện của việc thờ cúng thần nông, thờ vía lúa, thờ tổ tiên, thành hoàng làng... cùng các lễ hội gắn liền với thời vụ sản xuất như cầu mùa, cầu mưa, hạ điền, thượng điền, cúng cơm mới... phản ánh rõ nét niềm tin linh của cộng đồng. Tín ngưỡng nông nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Sán Dìu, còn góp phần hình thành nên diện mạo văn hóa của tộc người vùng trung du.

TÍNH ĐĂNG ĐỐI TRONG NỘI THẤT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Tính đăng đối trong trang trí nói chung và trang trí nội thất nhà ở truyền thống nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng đem lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trong những hoàn cảnh nhất định, nó mang tính biểu tượng nghệ thuật và thể hiện tinh thần của một công trình. Tuy nhiên, những nguyên tắc trang trí này còn bị ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa truyền thống, các quan niệm sống, đặc điểm khí hậu, kết cấu của công trình… Bài viết muốn nhận diện, hệ thống các đặc điểm khác nhau của tính đăng đối, trong trang trí trong nhà ở truyền thống vùng Bắc Bộ như là phương tiện quan trọng trong sự khám phá những giá trị thẩm mỹ cần được bảo tồn và phát triển trong kiến trúc truyền thống.

QUAN LANG HỌ ĐINH Ở MƯỜNG ĐỘNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT

Họ Đinh là một trong những họ lớn trong cộng đồng các họ tộc ở Việt Nam đóng góp nhiều công sức để xây dựng và bảo vệ đất Việt. Đó cũng là họ mang dấu ấn bản địa ngàn đời trên mảnh đất này. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các tộc nhánh họ Đinh trong cộng đồng các dòng họ người Việt, thì họ Đinh vẫn là một họ lớn của người Mường cho đến tận ngày nay. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày về họ Đinh ở vùng Mường Động trong mối quan hệ với nhà nước Đại Việt.

TỪ LAM KINH ĐẾN ĐÔNG KINH: MỐI LIÊN HỆ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Lam Sơn (Lam Kinh) là vùng đất chứa đựng dấu ấn quan trọng, nơi dựng cờ khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi. Từ Lam Kinh - quê hương của hoàng tộc nhà Lê, căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống quân Minh đến Đông Kinh - kinh đô của vương triều Hậu Lê có những mối dây liên hệ trên nhiều phương diện về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Nghiên cứu mối liên hệ đó góp phần tái hiện không gian, làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật điển hình thời Lê sơ, phục vụ công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản ở Lam Kinh, Đông Kinh (Thăng Long - Hà Nội) hiện nay.