• Văn hóa > Di sản

Độc đáo nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, tỉnh Tuyên Quang

Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối ngày 4-11-2023, tại không gian Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu, các nghệ nhân người Pà Thẻn đã tái hiện lại lễ hội độc đáo này trước đông đảo Nhân dân và du khách.

Tái hiện Lễ đuổi ma hỏa - “Nhé khố sinh” của dân tộc Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu, năm 2023, đoàn Lào Cai đã giới thiệu tới du khách nghi lễ “Nhé khố sinh” của dân tộc Bố Y. Trích đoạn do các nghệ nhân, diễn viên dân tộc Bố Y của xã Thanh Bình, xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai thể hiện.

Rực rỡ sắc màu “thổ cẩm” của đồng bào Pà Thẻn (Tuyên Quang)

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn đến từ Tuyên Quang đã góp phần làm tăng thêm vẻ sinh động, rực rỡ cho toàn bộ không gian Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu bằng những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và độc đáo. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, nhưng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Pà Thẻn vẫn giữ được nguyên giá trị nhân văn sâu sắc, đồng thời phản ánh đậm nét đời sống tinh thần cũng như niềm tự hào của người dân tộc Pà Thẻn.

Đồng bào M’nông “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Các dân tộc thiểu số (DTTS) có truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo, đa dạng đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong đó, các nghề thủ công truyền thống là một thành tố văn hóa chứa đựng nhiều giá trị, thể hiện nét riêng có của tộc người. Nhiều năm qua, chính quyền các cấp, các ngành chức năng đã có nhiều chủ trương, kế hoạch nhằm lưu giữ, khôi phục và bảo tồn những nghề thủ công truyền thống gắn với lịch sử phát triển của các DTTS. Tuy nhiên, đây là công cuộc khó khăn, cần nhiều thời gian và sự chung lòng của chính đồng bào nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Các nghề truyền thống của người M’nông như đan lát, dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ, rượu cần… cũng nằm trong xu thế ấy. Chính vì vậy, thật đáng quý biết bao khi ngày nay, vẫn còn những con người tâm huyết, một lòng muốn gìn giữ vẻ đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Độc đáo chiếc nón lá của dân tộc Nùng

Nhắc đến nghề đan nón lá, nhiều người đều liên tưởng ngay đến nón làng Chuông nổi tiếng, thế nhưng, hình ảnh chiếc nón lá độc đáo mà mộc mạc, bình dị vẫn được người Nùng sử dụng và giữ gìn đến ngày nay. Nó không chỉ là vật dụng che mưa che nắng đơn thuần mà còn thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ và chứa đựng những nét văn hóa riêng có của đồng bào.

Tâm huyết "giữ lửa" tiếng đàn Klong pút

Dù nhiều dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên cùng biết chơi Klong pút nhưng Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Y Sinh sinh ra và lớn lên ở làng Đắk Giá, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn luôn tự hào rằng, tiếng đàn Klong pút của người Xơ Đăng là đặc biệt. Nhắc đến đàn Klong pút là nhớ đến những giai điệu dân ca không lời vừa da diết, vừa gấp gáp, mang âm vang núi rừng, như một bản hòa tấu ngân vang giữa đất trời, là âm thanh gắn với bao lớp tuổi thơ người Xơ Đăng đến cả khi mái đầu đã điểm bạc.

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội nữ tướng Lê Chân ở Hải Phòng

Lễ hội truyền thống nữ tướng Lê Chân (lễ hội nữ tướng Lê Chân) ở Hải Phòng được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Thông qua lễ hội, người dân Hải Phòng bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính đến nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá vùng đất ven sông xưa có tên làng Vẻn, nay là thành phố Hải Phòng. Bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời giúp cho các thế hệ mai sau hiểu thêm về một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của kinh tế, xã hội đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, cần phải có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn lễ hội.