• Văn hóa > Đương đại

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CÁCH MẠNG Ở NGHỆ AN

Di tích lịch sử cách mạng (DTLSCM) là một bộ phận cấu thành hệ thống các di sản văn hóa, nơi lưu dấu ấn những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, đất nước, con người Việt Nam; thể hiện sinh động nhân cách, công lao to lớn của các nhà cách mạng yêu nước; góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước; nêu cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, tự do của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị của các DTLSCM có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng nước, giữ nước cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa chính là nguồn lực nội sinh của một dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam vươn tới những giá trị mới của văn hóa đương đại cùng với việc bảo vệ bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, để có sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững cần có yếu tố con người, do vậy Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, là đối tượng, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội.

ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Với tư cách là hạt nhân của xã hội, gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng con người, duy trì, phát triển nòi giống. Trong điều kiện hiện nay, việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vấn đề quan trọng, góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự tấn công của tệ nạn xã hội, những nguy cơ dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình, tiến tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; tạo nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA ĐỌC Ở VIỆT NAM

Toàn cầu hóa nói chung, thành tựu của khoa học công nghệ nói riêng dường như đang xóa nhòa dần biên giới địa lý của từng quốc gia, làm cho khoảng cách không gian trên thế giới, giữa các châu lục như xích lại gần nhau. Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển internet ở Việt Nam có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống vật chất và tinh thần, các nhu cầu giải trí, tìm hiểu văn hóa, sáng tác của người dân Việt Nam. Chỉ cần có một phương tiện nối mạng, một cú kích chuột hay chạm vào màn hình cảm ứng, mọi thông tin về âm nhạc, điện ảnh, thời trang, sân khấu, mỹ thuật, văn học trong và ngoài nước, những xứ sở diệu kỳ, những nền văn hóa kỳ bí… đều có thể dễ dàng phô bày trước mắt người dùng.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI

Bảo tàng Hà Nội được thành lập từ năm 1982 nhưng đến 2010 mới chính thức được khánh thành. Đây là nơi có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, quản lý, bảo quản, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, tài liệu, hiện vật về Thăng Long - Hà Nội, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng. Công tác giáo dục, tuyên truyền là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa, khoa học về Hà Nội cho công chúng trong, ngoài nước khi đến với bảo tàng. Để thực hiện tốt chức năng này, việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục của bảo tàng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tuyên truyền trong thời kỳ hội nhập là rất cần thiết.

TIẾP CẬN QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA NGHỀ

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Một cách hiểu khác, văn hóa là cách sống, bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử, đức tin, tri thức được tiếp nhận. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt, nó để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống… Văn hóa phải được xem xét ở sự vận động không ngừng của nó, tức là ở những hoạt động lao động sản xuất, cảm thụ, sáng tạo, tức là nó chỉ có thể tồn tại trong bối cảnh đồng hành với cuộc sống lao động không ngừng nghỉ của con người.

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

Văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc là một nền văn hóa có bản sắc, giàu truyền thống đang cần được bảo tồn và phát triển để thực sự trở thành biểu trưng cho nét đẹp tinh thần của cộng đồng các dân tộc, đây cũng là cơ sở để phát huy hơn nữa vai trò là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay. Việc tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sự vận động phát triển văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị để văn hóa vùng này luôn giữ được bản sắc trong dòng chảy của thời đại là công việc có giá trị lý luận và thực tiễn.

TƯ DUY TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Tư duy là một thuộc tính cố hữu của con người, là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực hoạt động nhận thức và thực tiễn của các chủ thể. Tuy nhiên, tư duy không phải là cái có sẵn, mà là sản phẩm của sự kết hợp nhiều yếu tố trong quá trình hình thành, phát triển của con người, qua sự tác động trực tiếp, gián tiếp từ môi trường và điều kiện sống của chính họ… Với tư cách là hoạt động tâm lý người ở cấp độ ý thức, sự phản ánh của tư duy đối với tồn tại xã hội là sự phản ánh đặc thù, bởi một mặt thể hiện tính năng động của ý thức, mặt khác, thể hiện sự bảo thủ trì trệ của những thói quen, phong tục tập quán truyền thống. Do vậy, tư duy có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của xã hội nói chung.

ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Nhằm phân tích nhu cầu đổi mới đào tạo ngành quản lý văn hóa (QLVH) ở nước ta hiện nay, tác giả mong muốn đưa ra các giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả đào tạo. Bài viết cũng đề cập đến một số điều kiện để thực hiện đổi mới đào tạo ngành QLVH.

LỄ HỘI HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH Ở QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC

Mỗi dân tộc đều có một ngày lễ tết quan trọng, như tết mùng 3 tháng 3 của người Choang, tết Bàn vương của người Dao, trong khi đó ngày tết quan trọng của người Kinh ở Trung Quốc chính là lễ hội hát cửa đình. Lễ hội hát cửa đình thể hiện và truyền đạt, văn hóa của người Kinh, có tác dụng quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa. “Ha đình” trong tiếng của người Kinh có thể dịch là “hát đình” hoặc “ca đình”. “Lễ hội hát cửa đình” cũng có thể dịch là “tết ca hát”. Để xem xét sự thay đổi và phát triển của lễ hội hát cửa đình, một tập hợp các hoạt động tế lễ và giải trí truyền thống, của người Kinh, chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu từ nguồn gốc của nó.

KHÔNG GIAN SỐNG VÀ TẬP QUÁN SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI XỨ ĐOÀI

Xứ Đoài là một không gian văn hóa đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong không gian đó, quá trình con người khai phá đồng đất, tụ cư, định cư, tổ chức sinh hoạt đã được ghi lại bằng ngôn ngữ. Địa danh là một trong những sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, phản ánh trực tiếp những dấu ấn này. Trên cơ sở các lớp địa danh khác nhau, chúng tôi miêu tả một không gian sống đặc thù của xứ Đoài, vừa sở hữu những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất, vừa phải đối mặt với những khó khăn. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, người xứ Đoài tìm cách phát huy. Ở những nơi còn khó khăn, người xứ Đoài biến các sản phẩm lương thực thực phẩm không phổ biến thành phổ biến, biến môi trường thiên nhiên hoang sơ thành những nơi đáng ao ước để nghỉ ngơi, trải nghiệm.

HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA THÔNG QUA TỪ KHÓA

Nhà ngôn ngữ học Anna Wierzbicka đã từng khẳng định nghĩa của từ cung cấp bằng chứng rõ nét nhất về thực tế văn hóa, giống như cách nói, cách nghĩ và cách sống của dân tộc đó. Trong xu thế mở rộng giao lưu, hợp tác, khu vực hóa, quốc tế hóa và hội nhập, cùng với xu thế nghiên cứu kết hợp ngôn ngữ và văn hóa thì việc phân tích đối chiếu ngữ nghĩa của nhiều ngôn ngữ càng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Với xu hướng nghiên cứu liên ngữ xuyên văn hóa, thông qua việc phân tích đối chiếu dung lượng nghĩa của một số nhóm từ khóa (key word), sẽ làm sáng rõ những thành tố văn hóa, những nét đặc trưng của từng quốc gia.