• Văn hóa > Đương đại

BIẾN ĐỔI TANG THỨC Ở YÊN SỞ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO

Biến đổi văn hóa là một quá trình vận động diễn ra trong tất cả các xã hội, là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học xã hội. Biến đổi văn hóa bao hàm sự chia sẻ, sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử, niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn yếu tố tiếp nối, biến đổi (1). Bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu ở Việt Nam càng làm cho việc nghiên cứu biến đổi văn hóa trở nên có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, là một khuynh hướng được nhiều nhà khoa học quan tâm, tiếp cận từ nhiều hướng, tác động từ các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo.

VĂN HÓA NGƯỜI KHƠME TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á

Vùng Nam Bộ, từ lâu là nơi cư trú của nhiều tộc người, trong đó người Việt, Khơme và Hoa giữ vai trò chi phối. Người Việt và người Khơme ở đây vừa có cơ tầng văn hóa Đông Nam Á bản địa, vừa có mối quan hệ lịch sử lâu dài và phong phú. Hơn thế, cùng là các tộc người bản địa Đông Nam Á, người Khơme đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng có những nét tương đồng và dị biệt với nhiều tộc người khác về đời sống văn hóa, tôn giáo...

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

Quản lý hay quản lý di tích lịch sử văn hóa là một trong những lĩnh vực, đề tài được nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, trải qua lịch sử hàng nghìn năm, cộng đồng người Việt đã giữ gìn, bảo tồn được một hệ thống các di tích văn hóa đồ sộ. Các di tích này là những chứng tích xác thực, phản ánh sinh động về lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta, trong đó nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, hiện đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

VĂN HÓA SINH THÁI RỪNG CỦA CƯ DÂN ĐẢO PHÚ QUỐC

Mối liên hệ giữa môi trường, con người, văn hóa là chủ đề nghiên cứu cốt lõi của ngành nhân học sinh thái trên thế giới. Đặt trong quan điểm tiếp cận mới, bài viết minh chứng sự tồn tại của văn hóa sinh thái rừng bên cạnh văn hóa sinh thái biển thông qua việc xem xét sự hiện diện của các thành tố: tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục cổ truyền, tri thức bản địa… của cư dân sinh sống trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

NGHỀ CƠ KHÍ VÀ MỘC DÂN DỤNG VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI LÀNG XÃ

Trong các dạng chuyển đổi phương thức mưu sinh của các cộng đồng cư dân bị mất đất sản xuất, có hiện tượng du nhập nghề mới và phát triển thành các khu sản xuất tập trung, hình thành các công ty, doanh nghiệp với đội ngũ các giám đốc; đã tác động rất lớn đến kết cấu kinh tế, đời sống xã hội của các làng, đang đặt ta nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Theo quy luật thông thường, sự thay đổi về kinh tế ắt kéo theo những thay đổi về mặt xã hội. Việc du nhập nghề cơ khí và mộc dân dụng tạo ra những thay đổi lớn về kinh tế cho làng Đại Tự xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội dẫn đến những thay đổi về xã hội.

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CÁC TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN HIỆN NAY

Chủ trương xã hội hóa các đơn vị nghệ thuật đã được Bộ VHTTDL đặt ra từ khá lâu, với kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để hoạt động nghệ thuật phát triển trong giai đoạn hội nhập. Đến nay, con đường này đã đi được nửa, tuy nhiên theo các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, quá trình tự chủ vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được giải quyết.

TRI THỨC CỦA NGƯỜI CHỨT TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG

Trong quá trình lao động, dân tộc Chứt ở khu vực biên giới Việt - Lào, nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, đạt được những thành quả ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong thế ứng xử văn hóa với môi trường tự nhiên. Người Chứt luôn vượt qua khó khăn, linh hoạt, có khả năng thích ứng văn hóa. Tùy theo điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, dân tộc Chứt đã tích lũy được một kho tàng rất phong phú về tri thức dân gian trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Đối với các cư dân miền núi, rừng có đóng góp to lớn đối với sinh kế, phúc lợi của họ như tạo thu nhập, công ăn, việc làm, cung cấp lương thực thiết yếu, giảm nhẹ những thiệt hại khi mùa màng thất bát.

BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC ĐÁNH BẮT HẢI SẢN CỦA NGƯ DÂN XÃ ĐẢO NGHI SƠN

Nghi Sơn là xã nằm toàn bộ trên hòn đảo phía Đông Nam huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Người dân nơi đây có truyền thống đi biển lâu đời, với các hình thức đánh bắt đa dạng. Nó không chỉ là phương thức mưu sinh mà còn chứa đựng các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng ngư dân đối với các hoạt động tổ chức đánh bắt, phân chia, tiêu thụ sản phẩm. Theo thời gian, các hình thức truyền thống mang nặng tính thủ công, có hiệu quả đánh bắt không cao dần dần được thay thế bằng các hình thức đánh bắt mới, vươn khơi với năng suất cao, nhân công lao động ít như câu vàng, mành chụp...

VẤN ĐỀ SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở CẨM LƯƠNG

Người Mường ở Thanh Hóa hiện có khoảng 306.867 người, cư trú chủ yếu tại 11 huyện miền núi; trong đó huyện Cẩm Thủy chiếm số lượng khá lớn. Người Mường Thanh Hóa có 2 nhóm chính: Mường trong, Mường ngoài. Người Mường ở xã Cẩm Lương là nhóm Mường trong. Dù cho thuộc nhóm nào thì tộc người Mường đều có đời sống vật chất, văn hóa khá phong phú. Phương thức mưu sinh không tách rời 2 nhân tố văn hóa, sinh kế. Con người cần sống với nhau cũng như cần tài nguyên của môi trường đề sinh tồn, tuy vậy không có mô hình tổ chức xã hội cố định cho tất cả mọi xã hội. Với môi trường sống nhất định, bằng tài nguyên, nguồn nhân lực, con người đã sáng tạo ra những phương thức mưu sinh thích ứng để tồn tại, phát triển. Cách con người sử dụng nguồn tài nguyên là do văn hóa quy định.

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH, THÔN, BUÔN VĂN HÓA Ở ĐẮC LẮC

Quy ước nếp sống văn hóa, làng (thôn, ấp, bản) văn hóa thực chất là những thỏa thuận của cộng đồng có nguồn gốc từ việc kế thừa truyền thống lập hương ước của cha ông để nhân dân tự giác tuân thủ, nhằm xây dựng cuộc sống ổn định, phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần. Quy ước có nội dung tiến bộ, được triển khai thực hiện tốt sẽ có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, xây dựng nếp sống văn hóa, hình thành những phong tục tập quán mới tốt đẹp, tác động đến phong trào xây dựng gia đình, làng văn hóa. Tỉnh Đắc Lắc đã vận dụng luật tục của người Ê đê, M’nông vào xây dựng gia đình, thôn, buôn văn hóa nhằm thiết thực góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.