Nỗ lực gìn giữ nghề rèn của người Nùng An

Là một trong những làng nghề rèn nổi tiếng bậc nhất cả nước, nghề rèn của người Nùng An xã Phúc Sen thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đã được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nghề rèn vẫn được đồng bào Nùng An ở Phúc Sen gìn giữ, phát triển, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Rèn là một nghề vất vả nhưng vẫn được người Phúc Sen truyền lại cho con cháu mình

Nghề cổ với truyền thống lâu đời

Xã Phúc Sen hiện có hơn 400 hộ gia đình với khoảng hơn 2000 người dân tộc Nùng chia ra nhiều nhánh nhỏ như Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi… Đồng bào dân tộc Nùng ở đây có lịch sử phát triển lâu đời với kho tàng phong tục văn hóa độc đáo. Đặc biệt, người Nùng An ở đây có nghề rèn thủ công truyền thống nổi tiếng cả nước. Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Lại có giả thuyết cho rằng nghề rèn ở Phúc Sen có thể đã hình thành từ thời nhà Mạc, khi triều đình rời kinh đô Thăng Long lên Cao Bằng và lập căn cứ chống lại nhà Lê. Binh xưởng chế tác vũ khí cho quân đội nhà Mạc đã hình thành ở Phúc Sen, cách thành phố Cao Bằng chừng 30km về phía Đông, ngày nay vẫn còn lại dấu tích với những minh chứng hiện hữu. Phúc Sen gần một mỏ sắt lớn, rừng núi đây có loại gỗ cây “mác rạc”, cho ra một loại than có nhiệt lượng cao, chuyên dùng để luyện sắt làm vũ khí. Trong xã còn có một hệ thống thủy lợi được xây bằng đá do nhà Mạc khởi dựng, hiện vẫn tồn tại dấu tích. Ở thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã trở thành căn cứ quân sự quan trọng với xưởng sn xut vũ khí, chuyên chế tác súng kíp, vỏ lựu đạn, hoặc nòng pháo súng thần công. Những vũ khí này thường được đưa lên căn c Pác Bó, để chia cho các đơn v du kích địa phương. Tay nghề của những người thợ rèn Phúc Sen nhiều thế hệ đã trở thành niềm tự hào của người Nùng An.

Dù có những ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất rằng nghề rèn ở Phúc Sen có truyền thống lâu đời và vẫn được gìn giữ, phát triển cho đến ngày nay. Hiện nay, hơn một nửa trong số hơn 400 hộ dân ở các xóm Phia Chang trên, Phia Chang dưới, Đầu Cọ, Pác Rằng, Tình Đông, Lũng Vài ở xã Phúc Sen đang làm nghề rèn, khiến Phúc Sen được mệnh danh là “xưởng rèn thủ công” lớn nhất miền Bắc, chuyên rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Làng Phúc Sen không có miếu thờ tổ nghề mà chỉ thờ cúng Tổ nghề rèn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch và vào dịp Tết Nguyên Đán. Những gia đình chuyển đi nơi khác làm ăn thì phải mời thầy Tào làm lễ tạ Tổ xin thôi không làm nghề nữa với sự chứng kiến của gia đình, dòng họ và già bản, nói rõ lý do thôi nghề, hứa không bao giờ quên và phản bội lại nghề rèn của quê hương bản quán.

Đặc bit, trong nhng ngày Tết Nguyên Đán, các th rèn ct gn đồ ngh và quét dn lò rèn sch s ri cm mt cành lá bưởi lên lò rèn để tẩy uế, trừ tà. Sáng mùng Một Tết, gia đình sẽ làm cơm cúng tổ tiên và cúng Tổ nghề. Người thợ rèn chính trong gia đình sẽ nhóm lửa lò rèn và rèn tượng trưng một vài dụng cụ với ý nghĩa mong cả năm lò rèn luôn đỏ lửa, Tổ nghề phù hộ cho năm mới sẽ luôn đỏ lửa và vang tiếng búa đe.  

Tục thờ Tổ nghề với các giá trị văn hóa liên quan đến bản nghề, thơ ca dân gian, truyện cổ tích… về nghề rèn ở Phúc Sen đã góp phần làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống của người Nùng An ở Cao Bằng. Không chỉ là nguồn thu nhập chính của người Nùng An, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, nghề rèn ở Phúc Sen còn góp phần vào sự cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết tương thân, tương trợ, truyền thống yêu lao động... của người dân ở nơi đây.

Cả gia đình làm nghề rèn

Bí quyết kỹ thuật “rèn dao bằng mắt”

Với nghề đúc rèn được nuôi dưỡng qua hàng chục thế hệ, gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay, Phúc Sen hiện là một trong những làng nghề đúc rèn có số lượng người làm lớn nhất trong cả nước. Ban đầu, làng rèn chỉ rèn các nông cụ, đồ dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nhờ chất lượng tốt, danh tiếng làng nghề dần vươn xa, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở khắp các tỉnh thành. Mặc dù các sản phẩm ở đây không bóng bẩy, bắt mắt, lại có giá bán cao gấp hai, ba lần sản phẩm cùng loại nhưng hàng sản xuất ra tới đâu, bán hết tới đó. 

Nghề rèn dao ở Phúc Sen được trao truyền theo phương thức cha truyền con nối, thường truyền nghề cho con trai với những bí quyết riêng của từng gia đình. Đặc biệt ở đây có mt đim đặc bit là kĩ thut “rèn dao bằng mắt” với nhiều công đoạn được làm thủ công. 

Đểđược mt con dao hoàn chnh phải trải qua rất nhiều công đoạn, nhưng có bốn công đoạn chính: Cắt thép và dùng búa đập thành hình định trước, tôi thép, ram thép và mài thành phẩm. Trong đó, hai quá trình tôi thép và ram thép là hai công đoạn chính tạo nên thương hiệu dao Phúc Sen nổi tiếng. Tôi thép là quá trình nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội nhanh thép nhằm mục đích nâng cao độ cứng và tính mài mòn cho dao, nâng cao độ bền cho dao. Điều đặc biệt chính là nước để tôi dao ở đây bao gồm rất nhiều thành phần và đó chính là bí quyết thành công của làng nghề nơi đây. Ram thép là phương pháp nung nóng thép đã qua tôi dưới nhiệt độ giới hạn, chỉ có những người thợ giỏi và lành nghề mới có thể nhận biết được nhiệt độ giới hạn bằng cách nhìn vào màu đỏ của thép trong lò, sau đó giữ nhiệt độ một thời gian rồi làm nguội.

 Dao Phúc Sen nổi tiếng vì sắc, bền và đẹp

 

Ông Lương Hun - mt th rèn lành ngh Phúc Sen tiết l bí quyết để dao làng Phúc Sen có chất lượng vượt trội, đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật rèn truyền thống và sự sáng tạo nghệ thuật của người thợ Cao Bằng. Các thợ rèn tại Phúc Sen có thể tạo ra những chiếc dao không chỉ sắc bén, bền bỉ mà còn có thiết kế đẹp mắt, tinh tế. Điểm đặc biệt đầu tiên của dao Phúc Sen là việc sử dụng thép nhíp đỏ để rèn. Nhíp đỏ thường được chế tác từ thép nguyên chất, giúp tạo ra độ cứng, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Điều này khiến cho nhíp đỏ có thể giữ được độ sắc bén trong thời gian dài mà không bị mài mòn, kết hợp với kỹ thuật tôi rèn, dũa và mài giũa bằng tay để tạo ra những lưỡi dao sắc bén, giúp người sử dụng dễ dàng thao tác trong mọi công việc. Mỗi chiếc dao không chỉ là công cụ hữu ích mà còn là một sản phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề. Chính vì thế, dao làng Phúc Sen được nhiều người tìm mua và ưa chuộng, trở thành biểu tượng của sự tinh xảo trong nghệ thuật rèn dao truyền thống.

Khi gõ nhẹ vào lưỡi dao nhíp đỏ Phúc Sen, một âm thanh “coong” vang lên - trong, chắc, dứt khoát. Đó không chỉ là âm thanh của thép, mà là dấu hiệu nhận biết một con dao được rèn đúng chuẩn.  Dao nhíp đỏ được rèn từ thép nhíp ô tô - loại thép có độ đàn hồi và khả năng giữ biên dạng rất tốt. Chính tính chất vật lý này giúp âm thanh phát ra có độ vang dài, nghe chắc tai. Thứ hai là bởi lưỡi dao lin khi, không pha tp. Quá trình rèn thủ công nhiều công đoạn giúp thép được nén chặt, ít rỗng khí bên trong. Khi gõ vào, dao không “nuốt” âm mà phản hồi âm thanh rõ ràng, giống như tiếng gõ vào một thanh kim loại đặc và đồng đều. Và thứ ba là nhiệt luyện chuẩn xác, tiếng vang cũng là kết quả của việc tôi thép đúng lửa - không quá giòn, không quá mềm. Dao vừa đủ độ cứng để bén, vừa đủ đàn hồi để “vang”. Người thợ thường gõ thử dao bằng sống búa hoặc cạnh đe để nghe tiếng. Nếu dao phát tiếng “coong” ngân dài chứng tỏ thép chín, dao tốt. Nếu dao phát tiếng cụt, đục là thép có thể chưa đều, dễ gãy hoặc mẻ. Người dân Phúc Sen nói: “Dao tốt chưa cần cắt gì, cứ gõ lên nghe tiếng đã biết!”.

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân Phúc Sen đã cải tiến một số khâu sản xuất để giảm sức lao động như: sử dụng máy dập thay cho quai búa, máy mài, máy tạo khuôn... Tuy nhiên, những công đoạn quan trọng nhất vẫn phải làm thủ công, trong đó công đoạn tôi thép là khó nhất, quyết định chất lượng sản phẩm, thường do các thợ cả giàu kinh nghiệm thực hiện. Theo ông Long Văn Chiến - một người thợ lành nghề trong làng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen hầu như không có công thức mà chủ yếu nhờ cảm nhận tinh tế của đôi tai người thợ cùng kinh nghiệm, trong đó có kỹ năng riêng của làng nghề đó là “rèn dao bằng mắt” - khả năng cảm nhận sản phẩm qua ánh nhìn. Một người thợ giàu kinh nghiệm là biết chọn kích cỡ chiếc nhíp để làm ra loại sản phẩm nào, trong quá trình tôi luyện họ biết dùng mắt nhìn để tạo độ phẳng, biết quai búa tới mức nào mới đạt yêu cầu, tất cả các công đoạn đều dựa vào kinh nghiệm của mỗi người thợ rèn. Phải tôi thép cho đến khi đỏ hồng vừa đủ, chứ tôi quá lửa cũng không tốt, khi tôi không kể thời gian mà chỉ quan sát bằng mắt để đạt đỏ hồng đúng tầm của nó, không cho nó chảy, có như vậy dao mới đủ độ cứng và sắc.  

Các sản phẩm được bày bán tại chợ

Lưu truyền bản sắc văn hóa

Không chỉ là một mô hình kinh doanh phát triển kinh tế, làng nghề rèn dao Phúc Sen còn mang nhiều giá trị về văn hóa bảo tồn được nét đẹp truyền thống cho quê hương. Người Nùng An quan niệm, theo nghề rèn vừa là để kiếm sống, phát triển kinh tế, cũng vừa là để giữ nét văn hóa riêng của địa phương vốn đã được truyền lại từ ngàn đời nay. Với nhiều nét độc đáo, từ cấu trúc lò rèn, cách quai búa, kỹ thuật rèn, đến chất lượng sản phẩm, có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng cũng như trên cả nước. Chính vì vậy mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Ngoài những sản phẩm phục vụ gia dụng, các hộ dân làm rèn còn cho ra một số sản phẩm mang tính chất trang trí, trưng bày.

Nằm trên cung đường lữ hành nối liền TP Cao Bằng với thác Bản Giốc, Phúc Sen đã tận dụng được lợi thế để trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan và trải nghiệm sản xuất nghề rèn. Bởi vậy, chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng. Để các làng nghề đáp ứng được mục tiêu vừa bảo tồn vừa gắn kết với du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xã tiếp tục có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển làng nghề đi đôi với thực hiện Chương trình OCOP (“Mỗi xã một sản phẩm”). Bên cnh đó là vic xây dng môi trường du lch văn hóa làng ngh thông qua mt s hot động như giáo dc ý thc cho cộng đồng dân cư về văn hóa giao tiếp; phối hợp mở các lớp tập huấn nhằm trang bị cho cán bộ địa phương và nhân dân những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động du lịch; nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ du lịch, hoạt động sản xuất làng nghề.

Ngày 29/1/2019, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 446 đưa nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là cơ hi để địa phương quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nghề rèn cho xã, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và biến nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng đất Cao Bằng.

Làng rèn Phúc Sen

 

XUÂN HƯỚNG - TẠ THỊ OANH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 610, tháng 6-2025

;