• Thông tin tư liệu > Sách hay nên đọc

Xuất bản hai cuốn sách giàu tính lý luận và thực tiễn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2-9), nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm rõ và hiểu sâu sắc hơn về sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là trong việc tăng cường tinh thần đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực, khẩn trương quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản hai cuốn sách: "Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" và "Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Âm nhạc dân gian của tộc người H'rê ở Quảng Ngãi

Âm nhạc dân gian H’rê khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên những giá trị về âm nhạc, văn hóa đang dần có nguy cơ mai một nếu mãi chỉ là ký ức của những người lớn tuổi. Để góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị âm nhạc dân tộc, TS Nguyễn Thế Truyền đã cho ra đời cuốn sách Âm nhạc dân gian của tộc người H’rê ở Quảng Ngãi, sau khi đạt giải thưởng cao của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam vào tháng 12-2019, giải Nhì B (không có giải Nhất). Cuốn sách không chỉ cung cấp những kiến thức hữu ích mà còn giúp độc giả có cái nhìn hệ thống và chi tiết về âm nhạc H’rê độc đáo làm say lòng người.

Biểu tượng Ganga và nỗi buồn của dòng sông huyền thoại

Balram Halwai vẫn còn nhớ cái ngày mẹ mất, bà nội Kusum hớn hở đưa xác con dâu đi hỏa táng trên bãi đất dọc sông Hằng. Người ta bảo hồn người chết sẽ siêu thoát nhờ nước thánh của sông thiêng. Nhưng trong tâm trí Balram, mẹ cậu mãi mãi nằm lại trong đám bùn đen của dòng sông bốc mùi và đầy rẫy xác người cháy dở… Dưới giọng văn gấp gáp, hài hước trong tiểu thuyết Cọp Trắng của nhà văn Ấn Độ Aravind Adiga, người đọc vẫn nhận ra mạch ngầm của nỗi u buồn thế sự. Nỗi buồn Ấn Độ hiện lên qua ký ức về người mẹ đáng thương. Nỗi buồn đó mênh mông như một dòng sông huyền thoại.

Những bài học cuộc sống từ nhân vật trẻ em trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh

Văn học, từ xưa, được coi là một bộ môn nghệ thuật hình thành, phát triển và tồn tại cùng với các loại hình nghệ thuật khác, như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Văn học nuôi dưỡng tâm hồn con người bao đời, bao thế hệ. Văn học thiếu nhi là một bộ phận của chỉnh thể văn học, vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng như các bộ phận khác, đặc biệt với trẻ thơ, những ai đã đi qua tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn học thiếu nhi, nhưng trong sự đa diện đó, chúng ta vẫn tìm thấy những điểm đồng nhất, giao thoa, hầu hết tập trung ở các khía cạnh như xác định lứa tuổi độc giả của văn học thiếu nhi, tính giáo dục của văn học thiếu nhi… Tính giáo dục luôn được đặt ở vị trí quan trọng đối với bất cứ tác phẩm văn học nào, song với văn học thiếu nhi, nó càng đóng một vị trí quan trọng hơn, có khi là yêu cầu hàng đầu.

Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”

Đại chiến thế giới thứ II đã lùi xa hơn nửa thế kỉ, đã có biết bao tác phẩm viết về sự kiện lịch sử này như: Ánh sáng vô hình (Anthony Doerr), Không số phận (Imre Kertész), Kẻ trộm sách (Markus Zusak), Những đứa con của tự do (Marc Levy)… Svetlana Alexievich - nhà văn, nhà báo Belarus đã góp thêm một tiếng nói đặc biệt về chiến tranh qua tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ. Tác phẩm đã đạt giải Nobel Văn học năm 2015, bởi lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm về sự thống khổ và lòng can đảm của con người trong chiến tranh. Hình ảnh phụ nữ Xô Viết nơi chiến trường đã được khắc họa chân thực, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.