• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

Khát vọng sống, khát vọng yêu trong phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh

Trên con đường nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ đều muốn ghi lại dấu ấn bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng có được thể hiện đậm nhạt khác nhau trong mỗi tác phẩm. Nhân dịp đầu xuân, cùng xem lại loạt phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh từ phim điện ảnh đến phim truyền hình để cùng thổn thức, đắm chìm trong khát vọng sống, khát vọng yêu của các nữ nhân vật.

"Trái tim người Hà Nội" có gì mới?

Là một tiểu thuyết viết về chiến tranh với góc nhìn cá nhân, Nỗi buồn chiến tranh (tên cũ là Thân phận tình yêu) đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả trong và ngoài nước. Lần đầu tiên, những nhân vật của tiểu thuyết bước lên sàn kịch với tên gọi Trái tim người Hà Nội.

Kitsch và ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật của Trần Trọng Vũ

Hội họa và sắp đặt là hai mảng quan trọng trong số rất nhiều thể loại nghệ thuật mà Trần Trọng Vũ thực hành trong khoảng 30 năm sáng tác. Triển lãm “Chuyện Của Vũ” gồm 17 tác phẩm hội họa và sắp đặt được sáng tác trong hai năm trở lại đây và 8 tác phẩm hội họa được sáng tác từ những năm 1998. Triển lãm có số lượng tác phẩm không lớn nhưng các tác phẩm chứa đựng đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình trong thời kỳ nghệ thuật quan trọng của tác giả.

Giáo sư Annette M. Kim - Người nặng lòng với vỉa hè Sài Gòn

Hơn 15 năm sống và làm việc tại TP.HCM, GS người Mỹ Annette M. Kim đã “phải lòng” mảnh đất này cùng những con người bình dị nơi đây. Bà cho rằng không gian công cộng nơi vỉa hè chứa đựng một lối sống đầy thẩm mỹ, nhiều giá trị nhân bản, khiến cho TP.HCM trở thành một nơi đáng nhớ và đáng gắn bó. Bà từng cho ra mắt cuốn sách Đời sống vỉa hè Sài Gòn. Giáo sư Annette M. Kim và nhóm nghiên cứu không gian đô thị (SLAB) của bà, nhờ sống ở Sài Gòn nhiều năm mà đã vỡ lẽ được rằng cái căn cốt của vỉa hè không nằm ở lớp bê tông tạo ra nó mà ở chính những hàng quán, sinh hoạt, và câu chuyện mưu sinh đời thường.

Nhà điêu khắc Vũ Tiến

Người ta nói “Nghề chọn người” và quả không sai với nhà điêu khắc Vũ Tiến. Năm 1963 từ một chàng sinh viên khoa toán Trường Đại học Sư phạm vì hoàn cảnh gia đình mà học hành dang dở, đi làm công nhân tại Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà được 14 năm có lẻ, nhưng không an phận, ông tìm đến với nghệ thuật tạo hình để thoả lòng đam mê sáng tạo của mình, điêu khắc đã trở thành nghiệp đời ông đeo đuổi...

Những kiệt tác về thiên nhiên của danh họa Joseph Stella

Joseph Stella là một danh họa, đặc biệt tạo ấn tượng và nổi tiếng về những bức họa vẽ Cây cầu Brooklyn, thế nhưng ông lại rất say mê các loại cây cỏ nhiệt đới. Hiện nay Bảo tàng Nghệ thuật Norton đang thu hút sự chú ý của những người yêu hội họa bằng những tác phẩm nghệ thuật của ông về các loài thực vật tưởng chừng như đã bị lãng quên.

Người bán hoa bên hồ Thiền Quang

Người phụ nữ ấy có dáng dấp và cách ăn mặc giống với nhiều người lao động từ ngoại thành và các miền quê xa đến đây, nhưng những bông hoa của chị thì khác biệt.

Cô gái Tày mê làm phim

Không có nhiều điều kiện khi lớn lên tại vùng cao Bắc Kạn nhưng thứ mà Hà Lệ Diễm có lại là tình yêu và sự quyết tâm với ngôn ngữ nghệ thuật mà cô lựa chọn.

Lê Vũ Long: Vẻ đẹp trong sáng tạo

Không nấp sau cái bóng nổi tiếng của người cha - diễn viên Dũng Nhi - Lê Vũ Long đã tự ghi dấu với công chúng và giới chuyên môn bởi sự đầu tư cho các vai diễn. Anh còn được biết đến là một đạo diễn mát tay của nhiều chương trình, Live Show đặc sắc về múa.

Họa sĩ Ngô Minh Cầu: Dâng hiến thầm lặng, tận tụy cho nghệ thuật, cho đời

Ngô Minh Cầu thuộc thế hệ họa sĩ kháng chiến, thế hệ học trò họa sĩ Tô Ngọc Vân đào tạo. Trong khi các bạn đồng lứa như Nguyễn Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Mai Long…ít nhiều đều đã xông xáo tiến vào các khuynh hướng hội họa biểu hiện cá nhân, hội họa mô đéc thì Ngô Mình Cầu vẫn thong dong và trung thành với khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, tìm cái mới trong đề tài cũ, chất liệu cũ, tư liệu cũ.

Những kẻ du hành về tương lai...

Thông thường mỗi khi xuân đến tôi thường nhớ đến những ký ức ngọt ngào hoặc buồn bã những mùa xuân qua. Nhưng sao mùa xuân nay tôi lại không muốn nói về ký ức. Những năm tháng buồn nghèo đằng đẵng và những mùa đông rét mướt kéo qua tuổi thơ tôi cùng những đứa trẻ trong làng. Những năm tháng không có sách để đọc, không có phim để xem… Tất cả đó, giờ chỉ còn là một hình ảnh xa xôi ảo mờ trong trí nhớ. Cuộc đời đã khác, với biết bao biến thiên, lận đận và thời đại cũng đã thay đổi đi nhiều…