Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao: Du lịch di sản gắn với bản sắc văn hóa Cao Bằng

Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” của Bộ VHTTDL thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nhiều địa phương trên cả nước. Với nhiều lợi thế, tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng trong việc phát triển du lịch văn hóa, trong đó đặc biệt có thể kể đến danh thắng cấp quốc gia Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao thuộc huyện Trùng Khánh.

Lễ rước ở Lễ hội Đền Hoàng Lục

 

Di sản độc đáo nhiều tiềm năng

Cao Bằng là vùng đất chứa đựng nhiều di sản địa chất, địa mạo cổ sinh với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, cảnh sắc thiên nhiên còn đậm nét hoang sơ, trong đó có nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Bên cnh nhiều quần thể di tích lịch sử-văn hóa giàu giá trị, Cao Bằng còn là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam. Là vùng đất mang nhiều nét đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ, Kinh..., Cao Bằng là nơi lưu giữ những nét văn hóa mang đậm bản sắc của vùng Đông Bắc.

Trong số các huyện thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Trùng Khánh là vùng có nhiều điểm di sản độc đáo nhất. Nơi đây được tạo hóa ban tặng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc và nhiều sản vật nổi tiếng. Danh thắng quốc gia Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao nằm trong danh mục khu du lịch quốc gia tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Đây cũng là điểm nhấn ấn tượng, hấp dẫn của tuyến Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên trong vùng Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng và có tính kết nối cao với các tuyến trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, các Công viên địa chất toàn cầu trong khu vực và thế giới. Triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) được ký kết, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng để du khách hai bên qua lại Khu cảnh quan.

Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch của cụm danh thắng quốc gia Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao, trong những năm qua tỉnh Cao Bằng từng bước đẩy mạnh phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương để khai thác phát triển du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” của Bộ VHTTDL thuộc Chương trình MTQG 1719 đã to động lc cho công tác bo tn, phát huy giá tr văn hóa truyn thng gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Cao Bằng. Theo đó, dự án giúp khôi phc, bo tn, phát huy giá tr văn hóa truyn thng, bi dưỡng, đào to cán b văn hóa. Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận… 

Phối hợp triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho Khu du lịch Thác Bản Giốc đến năm 2025, tầm nhìn 2030” của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), tỉnh Cao Bằng chú trọng thực hiện xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao như giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, về tổ chức hoạt động du lịch, bảo về tài nguyên và môi trường, khuyến khích hỗ trợ cộng đồng du lịch… Để thực hiện được những giải pháp trên, Cao Bằng định hướng phát triển du kịch văn hóa, thiết kế các tour du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, du lịch Trekking (đi bộ, leo núi đường dài…) phát huy hiệu quả tuyến du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”. Việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh miền núi được thực hiện trên cơ sở lấy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan du lịch làm nền tảng theo hướng phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, lựa chọn mô hình du lịch đòi hỏi ít nguồn lực nhưng lại phát huy được lợi thế về cảnh quan thiên nhiên sẵn có, các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch. Qua đó vừa bảo tồn, phát huy được di sản, góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Những ngôi nhà sàn cổ ở Khuổi Ky vẫn giữ được nét nguyên sơ, cổ kính

Động Ngườm Ngao nằm trong lòng núi đá vôi, với nhiều khối nhũ đá độc đáo

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch đặc thù gắn với văn hóa bản địa. Bên cạnh việc tổ chức các hội thi sáng tạo, tìm kiếm sản phẩm du lịch nhằm tạo ra những sản phẩm mới lạ, có tính thẩm mỹ cao phục vụ du khách làm quà lưu niệm còn chú trọng thực hiện các đề án, đề tài phục dựng các làn điệu dân ca của các dân tộc có nguy cơ bị mai một; đồng thời góp phần làm tỏa sáng tinh hoa của dân tộc thông qua việc bảo tồn các làn điệu dân ca là phục dựng các lễ hội truyền thống như Lễ hội Co Sầu, Lễ hội đền Hoàng Lục, Lễ hội Cầu mùa (Cao Thăng, Trung Phúc…). Thực hiện nhân rộng, thành lập mô hình câu lạc bộ dân ca tại các xóm (nhất là các xóm đã có hoạt động văn hóa gắn với loại hình dịch vụ homestay) góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc được tổ chức từ năm 2017, trở thành lễ hội thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất, con người Cao Bằng, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá danh thắng quốc gia thác Bản Giốc, văn hóa người Tày, Nùng, Mông… Hằng năm, Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc thường được tổ chức định kỳ với nhiều hoạt động hấp dẫn: Lễ rước nước cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa tổ chức tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc; triển lãm ảnh về cảnh đẹp và con người Trùng Khánh, biểu diễn múa rồng múa lân, hát giao duyên, thi đấu thể thao với các trò chơi dân gian: kéo co, tung còn, lày cỏ, đẩy gậy, bịt mắt bắt dê, bóc hạt dẻ..., thi nấu ăn, thi sáng tác vẽ tranh về Bản Giốc, đua xe đạp địa hình quốc tế, thi chèo thuyền kayak trên sống Quây Sơn… 

Độc đáo và hp dn nht trong chui các hot động ca L hi du lch Thác Bn Gic là L hi Ánh sáng thác Bn Gic - s kin do S VHTTDL tnh và huyn Trùng Khánh phi hp t chc. L hi mang đến nhng câu chuyn huyn thoi v Cao Bng nói chung và Bn Gic nói riêng, vi th pháp k chuyn bng công ngh âm thanh, ánh sáng laser hin đại to nên mt không gian ngh thut vi nhiu màu sc, mang đến mt tri nghim chưa tng có.

Làng đá Khuổi Ky hiện vẫn bảo tồn được 14 ngôi nhà bằng đá nằm quây quần bên nhau tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo

Lễ hội Đền Hoàng Lục diễn ra ngày 27/3/2025 (tức ngày 28/2 âm lịch)

 

Ngày nay, đến với cụm danh thắng quốc gia này, du khách còn được hòa mình với nét đẹp văn hóa bình dị mà đặc sc của đồng bào Tày, Nùng nơi đây và các làng ngh truyn thng độc đáo, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt giúp khu danh thắng trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn du khách nhất khi đến Cao Bằng. Đó là Làng đá Khui Ky vi nét văn hóa đậm đà bn sc ca người Tày - Nùng, nm trong qun th khu du lch Thác Bản Giốc, cách ngọn thác chỉ khoảng 3km, ngay bên cạnh đường vào danh thắng Ngườm Ngao. Làng Khuổi Ky có 100% hộ là dân tộc Tày với phong tục, tập quán, nếp sống sinh hoạt thuần chất bản địa. Năm 2008, làng đã được Bộ VHTTDL công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”. Đến làng du khách sẽ được chìm đắm trong bản sắc văn hóa riêng biệt của người Tày miền Đông Cao Bằng với những ngôi nhà sàn hàng trăm năm tuổi. Trong làng hiện vẫn bảo tồn được 14 ngôi nhà bằng đá nằm quây quần bên nhau tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo. Sự tỉ mỉ, chi tiết, khéo léo của những người thợ được thể hiện trong những bức tường kiên cố được xếp từ hàng nghìn viên đá lớn nhỏ, kết dính bằng đá vôi và cát, chắc chắn như một pháo đài. Nhà sàn đối với người Tày ở Trùng Khánh là một miền thiêng, đặc biệt bà con nơi đây có tìn ngưỡng thờ đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nghiệt của thiên nhiên. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tới nay trong tâm thức người Tày, “Thần Đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm. Những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được nét nguyên sơ, cổ kính, du khách đến đây còn được trải nghiệm văn hóa bản địa khi được ở trong những homestay là những ngôi nhà nguyên bản với nhà sàn tường đá, mái ngói máng truyền thống cổ xưa. Một nét đặc sắc nữa chính là ẩm thực với những sản vật địa phương: cải nương, cốm trộn hạt dẻ, xôi trám đen, vịt thả suối. Cuối mùa xuân, vào mùa măng ngọt, còn có món “máy nhương” - củ măng khứa từng đường nhỏ và ốp nhân thịt rán mang hương vị rất đặc trưng của người dân bản địa. Người Khuổi Ky chân tình, mến khách còn luôn sẵn lòng đón khách bằng các điệu hát then, đàn tính, đưa khách đi du lịch trải nghiệm leo núi hoặc vào làng ngắm cảnh.

Những năm gần đây, du lịch tâm linh cũng là một điểm nhấn độc đáo kết hợp một cách hiệu quả trong tour du lịch này. Trên đường đến thăm quần thể Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao, du khách có thể ghé thăm Đền thờ Hoàng Lục - thủ lĩnh địa phương có công lớn trong chống quân Tống xâm lược thế kỷ XI tọa lạc trên ngọn đồi Đoòng Linh. Kiến trúc còn lại của ngôi đền là hai gian nhà với vì kèo, quá giang bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, tường trình bằng đất sét trộn mật mía, trải qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử vẫn lưu giữ được 4 sắc phong của triều Nguyễn. Năm 2004, tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định công nhận đền Hoàng Lục là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở vùng biên cương phía Bắc, tại xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa tựa vào núi Phia Nhằm, nhìn ra toàn cảnh thác Bản Giốc. Đứng ở nơi đây có thể nhìn ngắm toàn cảnh dòng nước trắng xóa của thác Bản Giốc và những cánh đồng lúa uốn lượn bao quanh. 

Ngoài các di tích, danh thắng độc đáo, nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi những làn điêu dân ca mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tày, Nùng như các làn điệu dân ca Dá hai, Si giang, Hà Lều, Phong Slư, hát then, hát Lượn… Năm 2023, Cao Bằng tổ chức Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, trong đó điểm nhấn của lễ hội là chương trình biểu diễn hát Then, đàn Tính với sự tham gia của 1.000 người ngay dưới chân thác.

Trong những năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới luôn được tỉnh Cao Bằng chú trọng. Đây cũng là nội dung trong “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Để phát huy thế mạnh tiềm năng tự nhiên của quần thế danh thắng này, tỉnh Cao Bằng tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án cùng với việc ban hành các quy chế quản lý, bảo vệ những giá trị của danh thắng.

Màn đồng diễn 1.000 người xác lập kỷ lục hát Then đàn Tính với chủ đề “Cội nguồn và Bản sắc Then Tính Cao Bằng” tại chân thác Bản Giốc

 

LÊ MINH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 604, tháng 4-2025

;