• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Đảng bộ Bộ VHTTDL: Những kết quả sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

   ​​​​​​​Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng ủy Bộ VHTTDL quán triệt và thực hiện sâu rộng tại các tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng bộ. Qua 3 năm thực hiện, Chỉ thị số 05-CT/TW đã tạo sự chuyển biến lớn trong Đảng bộ về tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam

   Uống nước nhớ nguồn là một giá trị đạo đức truyền thống quý báu, được hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Giá trị ấy đã được phát triển lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, truyền thống uống nước nhớ nguồn càng cần được giữ vững và phát huy, góp phần “đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (1) tạo nên sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

     ​​​​​​​Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 (1) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tác động đến mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (VHNT) của Việt Nam. Thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực VHNT bên cạnh một số chuyển biến mới vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế. Một số giải pháp chính đào tạo nguồn nhân lực VHNT thuật đáp ứng nhu cầu của CMCN 4.0 là đổi mới nội dung, đẩy mạnh phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo theo khung chuẩn quốc gia và khu vực, hiện đại hóa cơ sở vật chất, mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu giỏi.

Một số xu hướng mới của báo chí trực tuyến

     Trong giai đoạn hiện nay, việc đọc báo trực tuyến đã trở thành thói quen không thể thiếu của rất nhiều người. Với sự phong phú, cập nhật trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, giải trí, thể thao, công nghệ… các trang báo trực tuyến đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Sự phát triển mạnh mẽ với sức lan tỏa nhanh chóng đó đã góp phần tạo nên một thị trường báo chí đa dạng, mới mẻ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, báo chí trực tuyến đang có những bước chuyển mình đáng ghi nhận.

Thực hiện tự chủ và quyền tự chủ đối với các cơ sở đào tạo đại học lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao

     ​​​​​​​Cùng với quá trình toàn cầu hóa, không chỉ giới hạn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á hiện nay cũng đã nhận thức được yêu cầu phải đổi mới quản trị giáo dục đại học nhằm nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và thích ứng với đòi hỏi của thị trường giáo dục quốc tế. Hình thức quản lý tập trung tồn tại nhiều điểm yếu cố hữu, hạn chế khả năng phát triển năng động của hệ thống giáo dục. Trong bối cảnh đó, nhiều nước châu Á cũng đã tiếp nhận làn sóng cải cách mới theo hướng phi tập trung hóa và tăng quyền tự chủ cho các trường đại học. Ngày 19-11- 2018, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó tập trung quy định về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đại học ở Việt Nam. Các cơ sở GDĐH trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao cũng cần thực hiện những chuyển đổi mới này theo quy định của luật.

Cơ chế, chính sách trong đào tạo, phát triển nhân lực ngành VHTTDL

Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu ấy, nhân lực đóng vai trò quyết định. Một trong 3 đột phá chiến lược giai đoạn 2011-2020 là phải “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Những năm qua, công tác phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) đã được đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển ngành và đất nước.

Tăng cường vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử

Vai trò quan trọng của báo chí nước ta thời gian qua đã được khẳng định rõ nét với việc thông tin, tuyên truyền về chính trị, pháp luật, mọi mặt đời sống văn hóa… tới đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần hình thành nhận thức, điều chỉnh hành vi nhằm xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Tại hội thảo Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử (1) có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà báo đã có những phát biểu chỉ rõ mặt được và chưa được của báo chí trong việc phát hiện, phản ánh những bất cập của đời sống văn hóa, từ đó hoàn thiện chuẩn mực văn hóa ứng xử phù hợp với thời đại.

Giải pháp hạn chế yếu tố bạo lực, phản cảm trong lễ hội

Cứ mỗi dịp xuân về, các lễ hội truyền thống lại tưng bừng mở hội ở khắp các vùng miền trên cả nước. Hiện tượng xã hội này cho thấy việc tham gia lễ hội là nhu cầu thiết yếu của người dân và tổ chức lễ hội truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực mà việc tổ chức lễ hội truyền thống mang lại như: tăng cường ý thức về cộng đồng, truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương… thì vấn nạn bạo lực, phản cảm đang diễn ra tương đối nhiều ở các lễ hội truyền thống. Điều đáng nói ở đây là, ngành văn hóa và các địa phương, dù đã có nhiều biện pháp quản lý, nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết tận gốc vấn đề có liên quan đến tình trạng này.

Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chiến công oanh liệt, có vị trí to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, “là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, là một sáng kiến lịch sử của Đảng ta” (1), tiến lên đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù. Hơn 50 năm đã qua đi, song kinh nghiệm đó vẫn vẹn nguyên giá trị, cần được chắt lọc và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư duy lãnh đạo của Đảng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm đầu đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, đổi mới toàn diện cả kinh tế và xã hội, có ý nghĩa như cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và sâu sắc. Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam được khởi đầu từ nhân dân, từ sự tìm tòi, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các cơ sở hợp tác xã nông nghiệp, ở các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở những tìm tòi, sáng tạo đó, Đảng đã tổng kết, khái quát thành các chủ trương, đường lối, chính sách cụ thể, áp dụng rộng rãi trong toàn xã hội. Trong đó, tư duy về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nội dung mới về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.