Đắk Lắk, những ấn tượng khó quên…

Như một cơ duyên, đoàn công tác Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật trở lại Đắk Lắk vào những ngày tháng ba lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Buôn Ma Thuột. Năm mươi năm ấy mảnh đất này đã thay da đổi thịt, từ một vùng chiến địa đã trở thành một xứ sở phồn vinh mà ai qua đây chắc hẳn cũng không thể nào quên được. Đắk Lắk cũng là một vùng văn hóa phong phú, đầy bản sắc, cần được nghiên cứu, khám phá và bảo tồn cho muôn đời sau.

 

Tôi cứ nhớ như in con đường quc l 27 t Đà Lt đến Buôn Ma Thut mà tôi đã cùng một người bạn vượt qua trong một buổi chiều muộn cuối năm 2004. Đấy là một con đường hẹp, gập ghềnh, uốn lượn qua những vùng hoang sơ hẻo lánh. Hơn 20 năm sau trở lại đây, con đường này được mở rộng, rải nhựa láng bóng. Cảnh vật hai bên thoáng rng, nương ry bát ngát trồng tiêu, cà phê và nhiều loại hoa màu khác. Những cánh rừng nguyên sinh nối tiếp nhau cắt màu xanh đậm vào nền trời. Những triền đồi thoai thoải chạy tít về phía xa mút mắt…

Chúng tôi dừng lại ở hồ Hồ Lắk, thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 60km. Hồ Lắk mênh mông như h Tây Hà Ni nhưng còn nguyên v hoang sơ. Nước trong suốt. Đứng ven b lúc bình minh hay bui chiu tà nhìn ra xa thy c mt vùng sương khói bng lng và nhng cánh chim chìm lẫn vào nền trời cùng với những rặng núi nhấp nhô như đuổi nhau lượn sóng.  

Sau khi vãn cảnh hồ, đoàn chúng tôi ghé thăm dinh thự của Vua Bảo Đại tọa lạc trên một khu đất cao, thoáng mà bằng phẳng. Từ trong nhà có  nhiều cửa sổ nhìn ra hồ, đón gió và ánh sáng. Ngôi biệt thự thiết kế tân kỳ theo phong cách Pháp, kiểu cách và thoáng đãng. Từ đây có thể thu gọn vào tầm mắt những vẻ đẹp của hồ Lắk vào ban ngày và thưởng thức ánh trăng mát dịu vào ban đêm. Sinh thời, Vua Bảo Đại mỗi lần đến Tây Nguyên có ghé qua đây nghỉ ngơi và đi săn (vn là mt s thích ca ông). Tôi tần ngần ngắm những dụng cụ săn voi bằng dây thừng hoặc kim loại ngả màu thời gian còn được lưu lại. Nhắc nhớ một thời chưa xa nơi đây là đại ngàn hoang sơ, nơi sinh sống của những chúa tể sơn lâm như voi, hổ, gấu và biết bao loài sinh vật khác.

Có l nói đến Tây Nguyên nói chung, Đắk Lk nói riêng, người ta sẽ nghĩ đến truyền thống săn voi như là mt trong nhng dấu ấn độc đáo mà ngày nay vẫn còn lưu dấu. Dọc theo con đường viền quanh hồ Lắk, chúng tôi gặp những điểm du lịch, những trạm nghỉ dưỡng, ở đó tập trung khá nhiều voi. Sự góp mặt của voi như một nét độc đáo tại các điểm du lịch nơi đây. Voi ở đây khá thân thiện. Theo hướng dẫn của chủ voi, khách du lịch thường được tiếp xúc với voi, cho voi ăn, thậm chí được cưỡi voi dạo một vòng trên những khoảng sân rộng như một trải nghiệm đáng nhớ khi đặt chân đến xứ sở này.

Ban Tổ chức và một số đại biểu dự Hội nghị Cộng tác viên và công tác phối hợp tuyên truyền, phát hành

 

Chúng tôi đã gặp gỡ với anh Y Vinh, một chủ voi ở thị trấn Liên Sơn và nghe anh kể về quá trình chăm sóc, thuần hóa voi. Để có được một chú voi thuần hóa thực sự là một kỳ công. Thường người ta phải săn bắt và chăm sóc, dạy dỗ chúng  từ khi còn nhỏ. Quá trình chăm sóc dạy dỗ hằng ngày phải hết sức ân cần, nhằm cảm hóa, làm cho voi mt dn tính hung d và thân thin vi con người. Nhiều con voi gắn bó với chủ suốt cả cuộc đời với những tình cảm thân thiết đặc biệt. Dù vậy, voi không thể nào thoát ly khỏi thiên nhiên, nên những buôn làng có voi sinh sống thường tiếp giáp với rừng nguyên sinh, và hằng ngày cứ khoảng ba giờ chiều cho đến sáng hôm sau, chủ voi lại phải đưa voi trở lại rừng. Những khoảng thời gian ấy giúp voi có lại cái cảm giác được tư do, đắm chìm trong cái hoang vu, tịch mịch của rừng xanh, nuôi dưỡng bản tính phóng khoáng của một loài vật vốn xuất thân từ đại ngàn.

Ở Buôn Đôn chúng tôi còn được chng kiến l hi thi voi truyền thống. Voi là một loài vật khá thông minh và hiểu được những cử chỉ, lời nói của con người. Khi được thuần hóa, voi thường làm theo những mệnh lệnh của con người khá tốt. Trước một sân khấu rộng lớn, vang động tiếng cồng chiêng, trong ánh sáng bừng của một ngày đỏ nắng, các ch voi cưỡi trên lưng voi điều khiển voi làm những động tác khéo léo và hấp dẫn khiến du khách cực kỳ thích thú.

Rời khu sân khấu cuộc thi voi như một đặc sắc văn hóa buôn Đôn, chúng tôi đi thăm khu cầu treo Buôn Đôn. Dạo qua cánh rừng rợp mát, qua những cầu treo lắt lẻo chơi vơi bắc qua sông Sêrêpốk. Ở đây, trong nhà sàn, dưới tán lá xanh mát, du khách có thể nghe tiếng nước chảy rì rầm hoặc mải mê xem những đàn chim hót ríu ran, những con sóc chuyền cành thoăt thoắt. Buổi trưa chúng tôi nán lại thưởng thức món ẩm thực Tây Nguyên như thịt nướng, cơm lam và các loại rau rừng. Rồi chúng tôi đến thăm một địa chỉ không thể bỏ qua, đó là căn nhà sàn lâu năm của vua săn voi Ama Kông. nơi sinh sống của một con người đã trở thành biểu tượng của Tây Nguyên. Ông là người dân tộc M’Nông, sinh năm 1910 sống hơn 100 tuổi, đầy sức mạnh, lập kỷ lục  vì đã săn được 298 con voi và lưu li hình nh ca mình như mt huyn thoi được tôn kính ca buôn làng.

Hội voi Buôn Đôn

 

Rời Buôn Đôn, chúng tôi tr li Buôn Ma Thut vào mt ngày tháng ba đỏ nng. Đây không ch là th ph ca Đắk Lk mà còn được mệnh danh là thủ phủ của Tây Nguyên. Nơi đây tròn năm mươi năm trước nơi đây đã diễn ra một trận đánh lịch sử, làm sụp đổ hệ thống phòng ngự của quân lực Việt Nam Cộng hòa ở toàn bộ Nam và Bắc Tây Nguyên, tiếp theo là Huế, Đà Nẵng, mở một cánh cửa rộng lớn để quân đội ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Sự kiện lớn lao ấy như vừa mới diễn ra ngày hôm qua. Chúng tôi gặp lại những cựu chiến binh vẫn mặc những bộ quân phục màu lá rừng tham gia ngày kỷ niệm chiến thắng. Trong tâm trí họ, những ngày chiến thắng năm mươi năm ấy như vừa mới diễn ra hôm qua, trở thành một ấn tượng không thể mờ phai trong trí nhớ. Họ say sưa nói về những đoàn binh rầm rập tiến quân, những đoàn xe tăng lăn bánh sắt tiến thẳng vào đồn thù, nhân dân náo nức chào đón quân giải phóng với một rừng cờ hoa  rực rỡ…

Đúng dp k nim 50 năm chiến thng Buôn Ma Thut, tnh Đắk Lk tổ chức lễ Hội Cà phê nhằm tôn vinh và quảng bá thương hiệu cà phê Việt, đánh thức tiềm năng sáng tạo của người Việt trong một lĩnh vực có thế mnh vùng đất này. Đồng thời tỉnh cũng tổ chức loạt chuỗi sự kiện kỷ niệm ngày chiến thắng, các chương trình văn nghệ, các lễ hội truyền thống, du lịch cộng đồng… Cả thành phố sôi động khác thường. Quảng trường 16/3 ngập tràn ánh sáng.

Những năm gần đây, Buôn Ma Thuột đã thay da đổi thịt không ngừng. Những đường phố ô bàn cờ, nhà cửa khoác lên mình màu áo mới. Xe ô tô nối đuôi nhau tấp nập trên đường. Từ khắp các buôn làng, người dân hăm hở đổ về đây. Khách thập phương cũng chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đến trong dịp lễ đặc biệt này. Suốt mấy hôm liền, phố xá nườm nượp trong không khí lễ hội, người người nối nhau di chuyển trên đường, đông đúc đến mức người ta có cảm giác như không khác với Sài Gòn, Hà Nội là bao. Cái rộng rãi, khoáng đạt và năng động đã cho thấy tiềm năng để Buôn Ma Thuột trở thành một đô thị hiện đại và đầy hứa hẹn.

Nghệ nhân Y Vinh đang cho voi ăn

 

Nằm trên cao nguyên, thoáng rộng, đầy nắng và gió, Buôn Ma Thuột nói riêng, Đắk Lk nói chung, là xứ sở của cây cà phê, của điều, của tiêu, của sầu riêng với những nương rẫy bạt ngàn màu m. Bao quanh Buôn Ma Thuột là những cánh rừng nguyên sinh xanh rì, rộng lớn và huyền bí vừa có ý nghĩa như lá phổi của thành phố, vừa lưu giữ biết bao dấu tích nguyên sơ của tự nhiên kỳ thú trên xứ sở này.

Đắk Lk nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng là một vùng văn hóa đặc sắc với tất cả sự phong phú, độc đáo của nó. Hiện có 49 dân tộc anh em sống trên địa bàn tỉnh, trong đó dân tộc thiểu số thiểu số có khoảng 710.000 người, gồm:  Ê Đê, Gia Rai, Chăm, Chu Ru, Raglay, La Chí, La Ha, Cờ Lao M’nông, Khmer… Ngày nay, chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ trên mảnh đất này, mới thấy hết sức mạnh của sự giao lưu văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã to nên một nguồn sống mạnh mẽ, bổ sung cho nhau.

Trong những ngày lưu lại Buôn Ma Thuột, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lk tổ chức Hội nghị cộng tác viên và công tác phối hợp phát hành năm 2025. Với sự chủ trì của nhà báo - Tổng biên tập Hoàng Hà và chủ tịch Hội - nhà văn Niê Thanh Mai, cùng sự tham dự của PGS, TS Bùi Hoài Sơn, y viên là đại biu Quc hi chuyên trách cy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội. Tại đây, chúng tôi được gặp gỡ và giao lưu với nhiều nghệ sĩ tên tuổi, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa của tỉnh Đắk Lk. Trong không khí thân tình các ngh sĩ, các nhà văn, các nhà nghiên cu Đắk Lk và các vùng lân cn đã nói lên nhng truyn thng ln, nhng nét đặc sc ca văn hóa Tây Nguyên cn tiếp tc nghiên cu, khám phá và bo tn; v nhu cu được tiếp cận thường xuyên với những ấn phẩm văn hóa có chất lượng từ trung ương và mong muốn cộng tác nhiều hơn với tạp chí Văn hóa Nghệ thuật của Bộ VHTTDL.

Biện điện Bảo Đại

 

Trước khi chia tay, nhạc sĩ Y Phon Ksor đã đích thân biu din bài hát Đôi chân trn do ông sáng tác như một món quà quý tiễn đoàn công tác của chúng tôi. Hình ảnh phong trần và những ngón tay khua trên những phím đàn ghi ta của ông ở ngôi nhà sàn Tây Nguyên một buổi trưa lộng gió và giọng hát đầy ni lc của ông vn còn ám nh chúng tôi trên đường về Hà Nội:

Tôi muốn quên đi, tháng với ngày
Cha đi lượm quả ngọt rừng cho con đỡ đói qua đêm
Tôi muốn quên đi đôi chân trần
Cha đi lượm từng hạt thóc cho con một bữa cơm chiều

Ơi... ngày tháng đôi vai gầy run run tựa vào hàng cây
Ôi... thời gian hãy quên
đi đôi chân
cồng kềnh
Cha đi giữa rừng hoang vu
Lưng cha thì đội nắng gầy
Ôi tóc bạc tựa trăng soi
Cả cuộc đời và cả cuộc đời…Ôi đôi
chân trần…

 

THIÊN SƠN

Nguồn: Tạp chí VHNT số 604, tháng 4-2025

 

;