• Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống

Sống thủy chung, tình nghĩa, nền tảng đạo đức xây dựng gia đình văn hóa

Tình yêu hôn nhân là yếu tố quan trọng nhất để hình thành và phát triển bền vững của gia đình. Sống thủy chung, tình nghĩa là nhu cầu cốt lõi của đời sống tình cảm vợ chồng. Điều đó chi phối mọi thành viên trong gia đình và có tác động trực tiếp tới việc chăm sóc người già, nuôi dạy trẻ nhỏ. Đó chính là giá trị văn hóa của một gia đình có đời sống tiến bộ, lành mạnh.

Gương sáng của người K'Ho

Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn gặp gỡ để viết về gương sáng tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, lãnh đạo xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng ) đã giới thiệu ngay ông Ma Reng (sinh 1962 - thôn Ka Đô cũ - xã Ka Đô). Đây là tấm gương tiêu biểu của cộng đồng người K’Ho được chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương yêu mến, quý trọng.

Tấm lòng nhân hậu của “cô giáo vạn đò”

Đến khu tái định cư phường Kim Long, thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) hỏi cô Bạch Thị Ngọc Hạnh ai cũng biết, bởi cô đã có 40 năm gắn bó với con em vạn đò nơi đây, giúp nhiều trẻ em thoát khỏi cảnh mù chữ, rời xa cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của sự đói nghèo, thất học, lạc hậu.

Nguyễn Thái Bạt và chuyện giả đui để giữ đạo nhà

Nguyễn Thái Bạt sinh ngày 10 tháng 1 năm Giáp Tý (tức 26 tháng 1 năm 1504), tại xã Bình Lãng, tổng Ngọc Trục, huyện Cẩm Giàng phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương - nay là thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh trưởng trong gia đình nho sĩ lâu đời (thân phụ Nguyễn Văn Hanh, thân mẫu Lê Thị Đạt), từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, có tư chất hơn hẳn chúng bạn khi theo học thầy Nguyễn Văn Vận - Tiến sĩ hoàng giáp khoa thi năm Ất Sửu (1505), Đô ngự sử của triều vua Lê Uy Mục.

Chuyện nhà ông Quý

Cũng đến 3-4 lần điện thoại trao đổi, cuối cùng ông hẹn gặp tôi vào một buổi sáng mùa hè. Mới sớm mà đã oi bức báo hiệu một ngày nắng nóng, Đường từ nhà tôi tới nhà ông gần 30 km nhưng những câu chuyện kể về ông cứ hư hư, thực thực, đủ sức hấp dẫn để tôi vượt qua trở ngại về thời tiết và quãng đường xa để đến với ông.

Anh thương binh tàn nhưng không phế

Đến ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) hỏi nhà thương binh, cựu chiến binh Nguyễn Văn Chà (55 tuổi) thì hầu như ai cũng sẵn sàng sàng chỉ dẫn nhiệt tình. Bởi anh là thương binh 2/4 đã vượt lên số phận làm giàu với mô hình “đa canh cây trồng” ở đất rừng U Minh.

Tấm lòng thiện nguyện vì cộng đồng

Đến xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, hỏi thăm nhà ông Dương Văn Hồng, 60 tuổi, ai cũng biết vì ông “nổi tiếng” với công tác xã hội từ thiện. Người dân nơi đây không chỉ quý ông ở tấm lòng miệt mài, tận tâm với công tác xã hội - từ thiện mà còn trân trọng những gì ông đóng góp xây dựng quê hương.

Cụ bà 90 tuổi đem “ánh sáng văn hóa” đến với sinh viên nghèo

Sinh ra trong một gia đình có nề nếp, từ nhỏ, bà Huỳnh Thị Diệp, 90 tuổi, (trú 17/6, kiệt 104, phường Kim Long, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) đã được sống trong môi trường giáo dục kiểu mẫu. Năm lên 14 tuổi, bà được các linh mục cho vào ở trong dòng tu để học đạo, rèn tính kiên nhẫn. Sự khiêm nhường, đức hạnh xót thương người nghèo khổ của bà cũng được tăng trưởng từ đó.