• Văn hóa > Du lịch

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị danh lam, thắng cảnh ở tỉnh Cao Bằng

     Cao Bằng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng, cùng với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc đã khiến nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Cao Bằng là tỉnh có các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, dân gian truyền thống đã được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và đang phát huy giá trị. Với địa hình và điều kiện tự nhiên đã tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có tiềm năng thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Du lịch xanh vì sự phát triển bền vững

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, nhưng loại hình du lịch xanh đã mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch nói riêng và đời sống kinh tế, xã hội của người dân nói chung. Du lịch xanh đã và đang góp phần tạo lập nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới, góp phần phấn đấu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát triển du lịch miệt vườn chợ Lách - Bến Tre từ góc nhìn công nghiệp văn hóa

Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, hệ động thực vật phong phú, phù sa bồi đắp quanh năm làm nên vùng đất được mệnh danh là vương quốc hoa kiểng, mở đường cho du lịch miệt vườn hình thành. Thời gian qua, làng nghề truyền thống cây giống và hoa kiểng Chợ Lách đã góp phần làm thay đổi diện mạo, phát triển nông thôn, nâng cao đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, việc gắn kết, thúc đẩy khai thác phát triển du lịch miệt vườn Chợ Lách chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã nổ ra. Một trong những nguyên nhân chính là do địa phương chưa tiếp cận công nghiệp văn hóa (CNVH) để thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp phát triển du lịch miệt vườn.

Hành hương Phật giáo trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây, hành hương Phật giáo là hiện tượng xã hội có xu hướng khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội Việt Nam. Hành hương là một thực hành tín ngưỡng đang tác động, ảnh hưởng đến đời sống, nhận thức con người bằng mối quan hệ đa dạng. Tác giả đã thực hiện khảo sát trên một số đoàn hành hương tại thành phố Hà Nội để hoàn thành bài viết này.

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trong môi trường đô thị hiện đại

Phát triển đô thị bao giờ cũng phải dựa căn bản vào 3 yếu tố quan trọng là: tài nguyên thiên nhiên (môi trường sống và nguồn sống của con người), tài nguyên văn hóa (môi trường xã hội đào luyện con người) và nguồn nhân lực có chất lượng (gắn kết và phát huy thế mạnh của thiên nhiên và văn hóa phục vụ cho yêu cầu phát triển). Do đó, bàn về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) cần có cách tiếp cận liên ngành, ít nhất cũng là 3 lĩnh vực hoạt động có liên quan chặt chẽ vừa độc lập tương đối, vừa phụ thuộc và tác động lẫn nhau (ở cả 2 mặt tích cực và tiêu cực) với tư cách là những động lực quan trọng cho phát triển. Ở đây chúng tôi khuôn trong môi trường đô thị Đà Nẵng.

Mấy suy nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch Hồ Hòa Bình

Cách Hà Nội 76km về phía Tây Bắc, Hòa Bình thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Tây Bắc của Tổ quốc nên có địa hình, cảnh quan phong phú, phù hợp để phát triển những loại hình du lịch sinh thái, khám phá và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Hòa Bình là nơi lưu trú lâu đời của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao với nhiều nét văn hóa độc đáo. Đây là những lợi thế cạnh tranh không nhỏ, tạo sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các loại hình du lịch ở các địa phương khác trong tỉnh, du lịch sinh thái trên hồ Hòa Bình đang được đầu tư mạnh, có trọng tâm, trọng điểm.

Giá trị di sản văn hóa Yên Tử trong phát triển du lịch bền vững

Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ thế giới. Bên cạnh những loại hình du lịch như: sinh thái, khám chữa bệnh, mạo hiểm, giáo dục..., du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển. Vốn là một loại hình truyền thống, nhưng gần đây loại hình du lịch này đang phát huy thế mạnh, tạo tiền đề cho một nền công nghiệp trong tương lai. Yên Tử là một địa danh từ lâu được biết đến là nơi chứa đựng các giá trị văn hóa, tâm linh nổi tiếng ở Bắc Bộ, đang từng ngày hoàn thiện dịch vụ để phát triển hơn nữa hoạt động du lịch. Việc đánh giá giá trị di sản này trong phát triển du lịch bền vững là đòi hỏi cấp thiết để quản lý di sản địa phương có sự định hướng trong tương lai.

Vấn đề môi trường trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất chung sống của hơn 47 cộng đồng các dân tộc. Sự đa dạng của các dân tộc đem đến cho Tây Nguyên nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Tây Nguyên trong thời gian qua góp phần tích cực vào việc phát triển môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên, biến đổi văn hóa bản địa, phá vỡ bản sắc văn hóa…

Phát triển loại hình du lịch temple stay ở Việt Nam

Temple stay (du lịch ngủ chùa) là loại hình du lịch mới xuất hiện và ngày càng phổ biến ở các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… với nhiều chương trình khác nhau. Ở Việt Nam, loại hình du lịch Temple stay đã xuất hiện nhưng chưa rõ nét với nhiều hình thức khác nhau như trại hè, các khóa tu tập… do nhà chùa tự tổ chức. Để phát triển du lịch temple stay, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác và căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước để đưa ra định hướng khi phát triển loại hình du lịch này.

Di sản với cộng đồng: nhìn từ chương trình "Em làm nhà khảo cổ" tại Hoàng thành Thăng Long

Với hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa trải dài khắp đất nước, Việt Nam sở hữu lợi thế phát triển ngành du lịch di sản hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á. Việt Nam có 7 khu di tích được công nhận là di sản thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia dân tộc ra bên ngoài. Di sản Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010, trở thành một điểm đến hấp dẫn thông qua những giá trị nổi bật toàn cầu và những hoạt động thúc đẩy du lịch. Em làm nhà khảo cổ là một trong những chương trình đã mang đến một không gian lý tưởng cho du khách để trải nghiệm, khám phá và tương tác di sản.