Những người du kích địa đạo

Dàn diễn viên tài năng và lăn xả chính là một trong số những yếu tố góp phần làm nên thành công của bộ phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối. Các nhân vật được phân chia tuyến truyện khá đồng đều, làm nên một chân dung tập thể của những người du kích đứng lên chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước mình. Dù đều không khắc họa kỹ từng thân phận nhưng mỗi người vẫn là một nét chấm phá riêng. Từ những chân dung nhân vật ấy, “chiến tranh nhân dân” hiện lên rõ nét khi chủ thể của phim là “nhân dân”, những con người đã khiến điều phi thường trở nên bình thường.

Bảy Theo - những khoảnh khắc xuất thần

Nổi tiếng là người có thể “cân” được cả dạng vai hài và bi, khi vào vai đội trưởng đội du kích Bảy Theo, Thái Hòa đã khắc họa sâu sắc chân dung một thủ lĩnh chất phác, một người đàn ông thâm trầm, nước mắt lặn vào trong. Ngoại hình khắc khổ, ánh mắt trầm tư, một Bảy Theo bề ngoài cộc cằn, bên trong thăm thẳm suy tư neo lại trong trí nhớ khán giả. Thái Hòa chia sẻ, anh đặc biệt thích cách xây dng nhân vt rt đời thường ca đạo din khi By Theo thường xưng hô “mày - tao”, đôi khi văng tục, quát nạt nhưng ẩn sâu bên trong lại là một người đàn ông đầy trách nhiệm, có trái tim ấm áp. Người đàn ông ấy giấu kín nỗi đau mất vợ, không bao giờ quên thắp hương cho vợ ngày giỗ ngay cả khi chiến đấu trong địa đạo, dành hết tình cảm cho đứa con gái nhưng vẫn cho con đi chiến đấu. Người đàn ông dám hy sinh thân mình cho lý tưởng, chỉ canh cánh nỗi niềm không còn ai lo hương ha cho m. Người anh cả đầy trách nhiệm với cả đội du kích, luôn lo lắng xót thương và sẵn sàng đứng ra cưới Út Kh để bo toàn danh d cho cô, mang đến thông điệp nhân văn đắt giá.

 Cảnh diễn xuất thần, để lại nhiều ám ảnh, cảm xúc nhất cho Thái Hòa, đó là cảnh Bảy Theo nhận tin con mất. Khi đoàn của chú Sáu cùng Út Khờ và Cấm - con gái Bảy Theo bị lính Mỹ phát hiện và giết hại, nhóm truyền tin tình báo đã biết được. Hai Thưng muốn giấu, không cho Bảy Theo biết, nhưng Bảy Theo đã đoán ra tất cả. Anh lặng đi vài giây như để nuốt sâu vào trong lòng nỗi đau đang vò xé, rồi cất giọng khàn đục, đáp lại Hai Thưng: “Đội du kích đã sẵn sàng chiến đấu!”. Phân cảnh này, diễn xuất của Thái Hòa đã chứng minh bản lĩnh và tài năng của anh. Đạo din Bùi Thc Chuyên cho rằng, “nhiều cảnh tôi cho là rất khó, nhưng Thái Hòa diễn như không. Anh ấy cảm được nhân vật và sống cùng nhân vật”.

Tình đồng chí anh em là chìa khóa để Thái Hòa mở ra cánh cửa để bước vào nhân vật Bảy Theo. Anh bộc bạch, có lẽ vì tình cảm gắn bó với nhau sau những tháng ngày cùng đi thực địa, tập quân sự, tập sống trong địa đạo, cùng đọc kch bn tp thoi... nên khi bm máy, cả đội rất gắn kết, thân thiết với nhau. Khi nhìn những nhân vật quanh mình, chỉ thấy đó là đồng đội. Anh thương nhân vật của mình và thương cả đội du kích Bình An Đông nên lúc đón nhận tin đứa này, đứa kia hy sinh rất đau xót, cảm xúc đó hỗ trợ cho anh về diễn xuất rất nhiều.

Tư Đạp - chất thép của người du kích địa đạo

Ít người biết, ban đầu Quang Tun được giao vai By Theo nhưng anh li thích nhân vt Tư Đạp và kiên trì thuyết phc đạo din. Cũng vì sự hoán đổi này, đạo diễn phải sửa kịch bản, cho nhân vật Tư Đạp từ 25 tuổi lên 32 tuổi để phù hợp với vẻ ngoài của Quang Tuấn. 

Trong phim, không ít những khoảnh khắc khiến người xem căng thẳng, thậm chí phải nín thở và cảnh Tư Đạp cùng đồng đội cưa bom là một trong số đó. Không súng đạn, không giao tranh, không nhạc nền kịch tích nhưng cảnh cưa bom của Tư Đạp vẫn đủ sức nặng để khiến khán giả hồi hộp đến phút cuối cùng và tr thành nhng cnh đáng nh nht trong phim. 

Dưới lòng đất chật hẹp, Tư Đạp cùng Lục Tạc và Sáu Lp cn thn cưa mt qu bom. H dùng cưa tay, liên tc tưới nước để gim ma sát, tránh phát sinh tia la gây kích nổ. Nhận thy phương án cưa tay quá lâu, Tư Đạp quyết định chuyn sang cách táo bo hơn: nung nóng v bom để giãn n kim loi, giúp tháo kíp d dàng hơn. Đây là mt k thut có tht, tuy nhiên đi kèm vi ri ro ln hơn nhiu. Khi v bom b nung nóng, bt k phn ng ngoài ý mun nào cũng có th dn đến phát n.

Ngọn lửa trong chiếc chảo tự chế bùng lên, hơi nóng phả vào không gian vốn đã ngột ngạt của địa đạo. Tư Đạp trán lấm tấm mồ hôi, không rời mắt khỏi quả bom. Trong khi đó, những người đồng đội không giấu được sự lo lắng, bởi ai cũng hiểu mức độ nguy hiểm của cách làm này. Cả hai căng thẳng đến mức phải xin ra ngoài, sau khi thốt lên: “Anh bớt khùng đi anh Tư!” khiến khán giả vừa bật cười vừa thấy cảm phục.  

Tư Đạp vẫn không nao núng, bàn tay anh vững vàng, ánh mắt sắc bén. Có thể thấy đây không phải lần đầu anh làm việc này. Khi quả bom cuối cùng được tháo gỡ, không có tiếng reo hò mà chỉ có sự nhẹ nhõm thầm lặng. Không chỉ là một màn trình diễn căng thẳng về mặt kỹ thuật, đây còn là minh chứng sâu sắc về chất thép trong mỗi người chiến sĩ địa đạo. Hình ảnh này càng thuyết phục khi Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực - người được mệnh danh là “cỗ máy phá bom” chính là nguyên mẫu của nhân vật Tư Đạp.

“Ba Hương -  cô du kích can trường

Dòng miêu tả vai Ba Hương trong kịch bản ghi ngắn gọn: “Ba Hương - 19 tuổi, lì”. Hồ Thu Anh rất thích vai Ba Hương và tự nhận mình cũng… lì khi tin rằng mình nhất định sẽ được nhn vai này, dù cô là gái Bc mà vai din ưu tiên người Nam. Ngoài đời là một fashionista với gương mặt góc cạnh rất ấn tượng, cô để mặt mộc đi casting, không make up hay thêm thắt gì cho nổi bật. Và chắc hẳn điu đó khiến mọi người thấy cô có sự kết nối với nhân vật một cô du kích. Ba Hương xuất hiện vô cùng ấn tượng ngay từ những cảnh đầu tiên với bộ bà ba đen, quấn khăn rằn, thân hình gầy gò, làn da đen nhẻm, mặt mũi chân tay lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Chỉ có đôi mắt luôn rực sáng, kiên định, quả cảm, mạnh mẽ khi cần nhưng đôi khi cũng dịu dàng, chất chứa những suy tư. Để đến được với vai diễn này, cô đã phải thử vai tới lần thứ 20 mới được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chọn lựa. Quá trình chuẩn bị cho vai diễn vì thế cũng trở thành một hành trình tìm kiếm chiều sâu nội tâm nhân vật một cách nghiêm túc và cẩn trọng. Thu Anh đã có cơ hội gặp gỡ hai nguyên mẫu của nhân vật Ba Hương ngoài đời thực - trung úy Võ Thị Mô (tức Bảy Mô) và thiếu úy Cao Thị Hương (tức Ba Hương). Tuy nhiên, cô vẫn cảm thấy cần phải đi xa hơn nữa, cần thêm một cánh cửa để tiếp cận cảm xúc sâu sắc hơn và cô đã tìm thấy điều đó trong văn học. 

Cùng với Quang Tuấn trong vai Tư Đạp, Ba Hương đã có một chuyện tình mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Giữa ngột ngạt lòng đất địa đạo và đạn bom của những trận càn, tình cảm của họ bắt đầu từ lời nói dối vu vơ “được má hứa gả” cho đến khi cùng sát cánh bên nhau, vượt qua những hiểm nguy, đứng trước lằn ranh của sự sống và cái chết, ngay cả khi ấy bản năng sống vẫn ươm mầm mạnh mẽ. Nếu Quang Tuấn thể hiện một cách thú vị hình ảnh một cao thủ tính tình trầm tĩnh nhưng đầy dấn thân với những sáng chế bom mìn thì Hồ Thu Anh lại  thực sự tỏa sáng với một Ba Hương lì lợm, mạnh mẽ, chất chứa suy tư. Cả hai đã diễn tả đầy cảm xúc những cung bậc tình cảm, từ khi ngờ vực đến cảm mến, rồi đong đầy tình tứ trong ánh mắt hay những câu thoi hn trách.  

Chú Sáu kiên cường

Trong phim có nhiều chi tiết đắt, tạo được điểm nhấn để dẫn dắt cảm xúc mạnh mẽ. Một trong số đó chính là cảnh chú Sáu bị địch bắt, chú giả bộ đầu hàng, xin điếu thuốc rít một hơi rồi nhẩn nha kể chuyện cho lính Mỹ nghe. Từng lời của chú khiến khán giả thấm thía niềm tự hào về Tổ quốc mình. “Địa đạo là chiến tranh nhân dân, tụi bây không thể nào thắng được…”. Gương mặt người lính già lúc ấy thật bình yên, làm chủ tình thế - vẻ an nhiên của chính nghĩa. Đây là đon thoi mang tính biểu tượng, nó truyền tải thông điệp của cả bộ phim. Chú Sáu là nhân vật đại diện cho những người đi trước, đây cũng là nhân vt duy nht đã không t ra dao động tâm lý trong bt k tình hung nào. Chú Sáu không chỉ đánh lc hướng để câu giờ cho đám nhỏ, mà dường như ông đã tính toán hết mọi diễn biến để tình huống bắt giữ này xảy ra theo ý của mình. Kẻ địch muốn nhân cơ hội bắt sống ông để khai thác thông tin và thậm chí quay tư liệu phục vụ cho tuyên truyền, nhưng chú Sáu lại cao tay hơn, lợi dụng điểm đó tiến hành tâm lý chiến, khiến cuộc hội thoại ngược lại đánh mạnh vào tâm lý của nhóm lính Mỹ, có thể thấy thông qua biểu cảm của tên phiên dịch viên. Những hình ảnh biểu tượng của chú Sáu lúc hy sinh là lời giải thích vì sao ông xứng đáng để một du kích thiện chiến như Bảy Theo lẫn sĩ quan tình báo lạnh lùng như Hai Thưng phải luôn tôn trọng. Hình tượng chú Sáu hiên ngang đối mt vi quân địch là mt trong nhng cnh đẹp và đáng nh nht trong phim.

Phim khép lại bằng một ca khúc đầy xúc động, không chỉ là nhạc nền cho phần credits cuối phim, bài hát còn là những giai điệu tự hào về hành trình đấu tranh kiên cường ca nhng người dân thường đã tr thành chiến sĩ dưới lòng đất C Chi. Đặc bit, bài hát được th hin bi chính hai nhân vật chú Sáu và Út Khờ. Giọng ca trầm ấm của NSƯT Cao Minh hòa quyện cùng âm hưởng dân ca da diết của Diễm Hằng Lamoon. Sự kết hợp này khiến trải nghiệm nghệ thuật liền mạch hơn, giúp khán giả thấm thía thông điệp phim.

 

Ai là nhân vật bị nhiều nghi ngờ nhất?

Không phải là Tư Đạp với hành tung bí ẩn và lý lịch mập mờ, đường đột xuất hiện và khai có quen biết với du kích Ba Hương qua một lời hứa gả vu vơ, mà chính là nhân vật Hai Thưng do diễn viên Hoàng Minh Triết thủ vai. Hai Thưng không phải là một chiến sĩ du kích trực tiếp chiến đấu như đội Bảy Theo mà là người chỉ huy nhóm tình báo, chịu trách nhiệm truyền tải những thông tin tối mật qua sóng vô tuyến - một nhiệm vụ mang tính sống còn đối với cách mạng.

Với gương mt lnh lùng khó đoán, ánh mt tĩnh và tỉnh, vẻ ngoài trắng trẻo thư sinh, lại đeo chiếc đồng hồ đắt tiền, Hai Thưng đôi khi khiến người xem ng vc v bn cht tht - gi ca nhân vt và mang đến nhng cm xúc thú v cho khán gi. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, nhiều người bày tỏ đã dành tới 80% thời lượng xem phim để… nghi ngờ Hai Thưng là gián điệp bởi phong thái quá ung dung, nét mặt không biểu cảm và cách hành xử lãnh đạm khác hẳn với những người du kích địa đạo bộc trực. Xem xong phim, nhiều khán giả hài hước đòi tr ch “liêm” (liêm khiết) cho nhân vật Hai Thưng bởi trước đó đã theo thuyết âm mưu, không chỉ nghi ngờ Hai Thưng là Việt gian mà còn là “ch nhân” ca cái thai trong bng Út khờ.

NGÔ HỒNG VÂN

Nguồn: Tạp chí VHNT số 604, tháng 4-2025

 

 

 

;