• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

MÚA TRONG SÂN KHẤU RÔ BĂM VÀ DÙ KÊ, NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

Nói đến người Khơme ở Nam Bộ là nói đến nghệ thuật múa, đến nghệ thuật sân khấu cổ truyền Rô băm và sân khấu Dù kê. Nghệ thuật sân khấu kịch hát Khơme Nam Bộ là nơi hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật như: ca hát, múa, âm nhạc, thơ văn, hội họa, nghệ thuật tạo hình… trong đó, nghệ thuật múa Khơme chiếm một vị trí đặc biệt. Thông qua những đặc điểm của nghệ thuật múa trong sân khấu Rô băm và Dù kê, chúng ta sẽ khám phá sự tương đồng, khác biệt của nghệ thuật múa trong hai sân khấu này.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT VỀ TƯ TƯỞNG CẦU HIỀN TRONG NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

Xung đột tư tưởng là đặc điểm thường gặp trong các kịch bản của Lưu Quang Vũ. Trước khi xung đột xảy ra, hiện thực cuộc sống đã ẩn chứa những mâu thuẫn, tác giả đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những mâu thuẫn này thông qua tác phẩm. Trong kịch, khi vào những tình huống cụ thể, mâu thuẫn mới được bộc lộ thành những xung đột đối lập, bộc lộ rõ bản chất. Như Heghen nói: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch” (1).

VỞ CHÈO QUAN ÂM THỊ KÍNH TỪ NGUYỄN ĐÌNH NGHỊ ĐẾN TRẦN BẢNG

Vở chèo Quan Âm Thị Kính ra đời vào khoảng TK XVII - XVIII, với phương pháp sân khấu tự sự - ước lệ, nghệ thuật múa hát chỉ dừng lại ở cấp độ trang trí minh họa, đạo cụ diễn được giản lược tới mức tối đa. Bước vào TK XX, vở chèo nổi tiếng này đã có sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật… với sự đóng góp của hai nhà cách tân chèo Nguyễn Đình Nghị và Trần Bảng.

TIẾP BIẾN VĂN HÓA CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG BẮC

Đầu TK XX đến 1945, văn hóa Việt Nam tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa Pháp. Đây là chất xúc tác quan trọng, mở ra một giai đoạn mới: giai đoạn văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nằm trong dòng chảy chung đó, sân khấu cải lương Bắc tiếp biến văn hóa với phương Tây sâu đậm, thể hiện ở hiện thực phản ánh, đối tượng phản ánh và chủ đề tư tưởng.

55 NĂM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỆ THUẬT XIẾC VÀ TẠP KỸ VIỆT NAM: HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là trung tâm sáng tác, thí nghiệm, dàn dựng các thể loại tiết mục xiếc mới, hiện đại; khôi phục, dàn dựng tiết mục xiếc truyền thống; là cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp duy nhất của Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Trong suốt lịch sử 55 năm hình thành, phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt được tạo điều kiện trực tiếp của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Trường đã trưởng thành trên nhiều lĩnh vực để trở thành một cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp, có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỆ THUẬT XIẾC VÀ TẠP KỸ VIỆT NAM

Xiếc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, ngôn ngữ gồm những hình tượng nghệ thuật, qua đó, dấu ấn văn hóa cổ truyền dân tộc của các vùng, miền đất nước được thể hiện theo phương pháp dàn dựng hiện đại. Mỗi tiết mục xiếc đưa ra được một nội dung chuyển tải về cuộc sống, xã hội, tình yêu. Để mang được những tiết mục đẹp mắt đến khán giả là cả một chặng đường dài luyện tập, kiên trì, miệt mài của người nghệ sĩ. Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam tự hào là cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp duy nhất trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á. Với bề dày lịch sử 55 năm, Trường đã có rất nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà với những thành tích nổi bật, đoạt được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi, liên hoan xiếc trong nước, quốc tế. Các thế hệ học sinh của trường hầu hết đã trở thành những diễn viên xiếc tài năng, góp phần quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật xiếc, nhiều người được phong tặng danh hiệu cao quý NSND, NSƯT, giữ cương vị lãnh đạo cao trong ngành xiếc Đông Nam Á

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CƠ QUAN THÔNG TIN THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI

Hiện nay, công nghệ thông tin đang có những bước phát triển không ngừng, được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi tư duy, diện mạo, phương thức hoạt động của nhiều cơ quan thông tin thư viện (TTTV). Một trong những hoạt động đầu tiên của sự biến đổi đó phải kể đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực (NNL). Tuy nhiên, đại đa số NNL thiếu những phẩm chất, kỹ năng phù hợp với cơ quan TTTV hiện đại, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

ỨNG DỤNG MARKETING 7PS TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG

Khái niệm marketing thời gian đầu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực thương mại. Năm 1969, khi bài báo Marekting cho các tổ chức phi lợi nhuận của Kotler và Levy xuất hiện trong Tạp chí Marketing thì ý tưởng marketing cho các tổ chức phi lợi nhuận mới được khai phá. Trực thuộc các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan thông tin - thư viện bắt đầu quan tâm đến vấn đề marketing. Lúc này, các chuyên gia thông tin - thư viện mới chỉ quan tâm tới yếu tố truyền thông marketing khi thảo luận về vấn đề này. Từ năm 1979 đến năm 1980, người ta bắt đầu cho rằng marketing thích hợp khi áp dụng vào hoạt động thông tin - thư viện. Các lý thuyết marketing truyền thống trở nên hữu dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, trong đó có các thư viện công cộng (TVCC).

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHÁN GIẢ ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT XIẾC

Hiện nay, vấn đề marketing cho các loại hình nghệ thuật biểu diễn được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo… trong đó nhấn mạnh đến hoạt động phát triển khán giả. Thực chất, đó là việc xác định các nhóm đối tượng mục tiêu cho mỗi loại hình nghệ thuật. Ví dụ, khán giả mục tiêu của nghệ thuật múa rối, xiếc là thiếu nhi, còn đối với tuồng, chèo, cải lương là khán giả lứa tuổi trung niên... Như vậy, phát triển khán giả gồm hoạt động nghiên cứu nhu cầu khán giả mục tiêu, cung cấp các sản phẩm nghệ thuật, xác định giá vé, địa điểm biểu diễn cũng như hình thức truyền thông marketing phù hợp.