• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Thẩm mỹ trong thiết kế áo dài hiện đại của phụ nữ Việt

Thẩm mỹ là khoa học về cái đẹp, theo quan điểm của I. Kant: Cái đẹp chính là làm hài lòng một cách phổ biến, phù hợp với mục đích… (1). Dựa trên những luận điểm này của I. Kant, tác giả bài viết đưa ra khái quát về thẩm mỹ trong nghệ thuật thiết kế áo dài như sau: Những mẫu áo dài được thiết kế dựa trên cở sở khoa học (khoa học màu sắc, nhân trắc cơ thể, nguyên lý hội họa) và kỹ thuật nhằm tạo nên cái đẹp, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ một cách phổ biến và phù hợp với mục đích sử dụng của phụ nữ trong xã hội.

Xuân Trình và những vở kịch thao thiết

Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Trình (1936 - 1991) hoạt động văn nghệ vào những năm lịch sử đất nước trải qua nhiều biến động lớn lao: cuộc kháng chiến chống Mỹ gian lao và hào hùng của cả dân tộc với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc, đồng thời chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; các cuộc chiến bảo vệ biên giới đất nước ở phía Bắc và phía Nam; công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986... Hơn 30 năm cầm bút, Xuân Trình đã cho ra đời trên dưới 20 vở kịch, thể hiện xuyên suốt một bản lĩnh chính trị kiên định và một tài năng dự cảm nhạy bén của người nghệ sĩ.

Một vài suy nghĩ về sân khấu hóa các giá đồng

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12-2016. Các giá đồng là một bộ phận quan trọng, mang nhiều giá trị trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Sân khấu hóa các giá đồng là một phương thức nhằm bảo tồn, phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Bão ngầm - vở cải lương về những người chiến sĩ công an

Dịch COVID-19 đã khiến nghệ thuật sân khấu đóng băng trong một thời gian dài. Giờ đây, xã hội đang bước vào giai đoạn bình thường mới, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các nghệ sĩ vẫn hăng say tập luyện để ra mắt tác phẩm Bão ngầm trên sân khấu cải lương.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam

Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam (CMNVN) là một trong những đơn vị nghệ thuật hàng đầu Việt Nam, là nơi sản sinh ra rất nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Thu Hiền, NSND Trung Đức, NSND Quang Thọ, NSƯT Kiều Hưng... Trải qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành (1951-2020), với bề dày truyền thống biểu diễn nghệ thuật dân tộc, Nhà hát CMNVN đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Diện mạo đa dạng của sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh

Nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chúng ta thường liên tưởng đến một thành phố trẻ, sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng. Những năm 2000, sân khấu kịch nói nổi lên như một hiện tượng mới, góp phần làm phong phú đời sống xã hội, tinh thần của người dân. Kịch nói thành phố đã có bước phát triển đáng kể và chiếm một vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành sân khấu nói riêng, nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam nói chung. Xuất phát từ chính những quan sát thực tế, tác giả bước đầu phác thảo về diện mạo đa dạng của sân khấu kịch TP.HCM những năm 2000.

Điển cố trong kịch bản tuồng Trung hiếu thần tiên

Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt, trong kịch bản tuồng, các tác giả thường dùng điển cố từ văn học Trung Hoa để tạo cho câu văn hay, hàm súc, cô đọng, khúc triết. Văn bản tuồng Trung hiếu thần tiên của tác gia Hoàng Thái Xuyên (1916) đã tiết chế sự vay mượn này và sử dụng một số điển cố lấy từ các phẩm văn học, sử học của Việt Nam, như: Đại Việt sử ký toàn thư, Truyện Kiều, Bình Ngô đại cáo... Ở bài viết này, người viết muốn nêu lên sự tiếp thu tinh hoa thi ca dân tộc, vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào sáng tác tuồng của tác gia Hoàng Thái Xuyên.