• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Đạo diễn Trần Lực và phong cách biểu diễn "Biểu hiện - Ước lệ" của Đoàn kịch Lucteam

Phong cách nghệ thuật của một nhà hát, một đoàn kịch chính là thương hiệu của đơn vị nghệ thuật ấy. Để có phong cách của một đơn vị nghệ thuật sân khấu, không thể một sớm một chiều, càng không phải chỉ có một nhân tố cụ thể nào, mà là một tổng thể những yếu tố hiện thân cho những đặc trưng căn cốt về tư tưởng, thẩm mỹ, quan điểm nghệ thuật, đề tài, thể tài hiện thực phản ánh, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, đối tượng khán giả nòng cốt, những truyền thống riêng biệt, độc đáo của nhà hát hoặc đoàn kịch, nhóm kịch, đặc biệt là phương pháp sáng tác mà đơn vị nghệ thuật có chủ đích hướng tới.

Nhạc kịch Broadway - một hướng phát triển cần thiết tại Việt Nam

Nhạc kịch Broadway là một thể loại âm nhạc mới xuất hiện từ giữa TK XIX tại Hoa Kỳ và Anh, sau đó được lan tỏa khắp thế giới. Với sự đầu tư “khủng” cho mỗi vở diễn, doanh số hằng năm của lĩnh vực này ngày một tăng cao. Nhiều vở diễn đã đạt được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn suất diễn. Với những ưu thế đặc thù riêng, việc nghiên cứu phát triển thể loại này tại Việt Nam là cần thiết trong thời gian tới.

Antigone - Hâm nóng sân khấu mùa dịch

Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ cuối tháng 9 tới nay, khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh trong tình hình mới, các nhà hát ở Hà Nội đã và đang khẩn trương tập luyện trở lại với các vở diễn mới, hoàn thiện các vở diễn dang dở và bước đầu đưa vào lịch biểu diễn. Sân khấu đang chuyển động và đem đến một không khí tươi mới cho đời sống nghệ thuật, vốn đã rơi vào khủng hoảng, đóng băng suốt gần 2 năm nay. Làn gió nghệ thuật tràn đầy cảm hứng sáng tạo đã xuất hiện vào đầu tháng 11-2021 do Viện Goethe phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ, cùng các đạo diễn, lần lượt ra mắt 6 phiên bản, 6 cách diễn giải khác nhau về vở kịch cổ điển Hy Lạp nổi tiếng - Antigone.

Nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay

Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) là hình thức nghệ thuật sử dụng cơ thể, tiếng nói, âm thanh, nhạc cụ và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng. NTBD bao gồm các loại hình sân khấu: kịch hát, kịch nói, trình diễn ca nhạc, múa, xiếc, ảo thuật… Nền NTBD của Việt Nam đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài với nhiều hình thức đa dạng.

Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của loại hình nghệ thuật sân khấu dân ca kịch bài chòi miền Trung trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Trên con đường sáng tạo nghệ thuật đầy vất vả, gian truân gần một thế kỷ qua, dân ca kịch bài chòi miền Trung Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng được khích lệ, có những đóng góp quý báu vào kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc. Nhưng những đặc trưng cơ bản của loại hình nghệ thuật sân khấu này cũng bộc lộ không ít hạn chế cần sớm được nghiên cứu, tháo gỡ và giải quyết một cách triệt để mới có thể giữ vững được vị trí, chức năng, vai trò và tầm quan trọng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trung Bộ nói riêng, nhân dân cả nước nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Vai trò của Nhà hát Chèo Việt Nam với nghệ thuật chèo dân tộc

Nhà hát Chèo Việt Nam là đơn vị nghệ thuật chèo đầu tiên do Nhà nước ta thành lập và quản lý. Đoàn Chèo Trung ương trước kia, Nhà hát Chèo Việt Nam ngày nay đã và đang giữ vai trò hết sức quan trọng trong bộ môn chèo của sân khấu dân tộc. Bảy mươi năm qua, Nhà hát Chèo Việt Nam đã giữ vững và thực hiện tốt vai trò trung tâm quan trọng của mình với nghệ thuật chèo của dân tộc.

Tinh thần Phật học trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ

Đạo Phật xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, có sức ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Dù đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử phát triển đất nước, Phật giáo vẫn nắm vai trò quan trọng chủ đạo và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của người Việt. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc Việt, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trong đó, sân khấu cải lương ảnh hưởng từ Phật giáo rõ nét nhất. Điều đó cũng dễ hiểu vì nghệ thuật sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có khả năng phản ánh hiện thực, đời sống sinh hoạt của nhân dân một cách rõ nét nhất. Phật giáo trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực và hệ giá trị đạo đức trong xã hội, thông qua các tác phẩm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu cải lương nói riêng.