• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Nâng cao hiệu quả chính sách quản lý và phát triển nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua, ở các cấp độ khác nhau, chính sách quản lý và phát triển văn hóa ở nước ta nói chung và chính sách quản lý, phát triển nghệ thuật biểu diễn nói riêng đã có những đổi mới theo hướng xây dựng, bổ sung những quy định, từng bước hoàn thiện khung chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương từng bước tăng cường từ kiểm duyệt đến kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện sáng tạo nghệ thuật, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân đồng thời được củng cố, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, đây là hoạt động hết sức phức tạp, có nhiều thay đổi, vì vậy, công tác quản lý và phát triển có những khó khăn nhất định.

Bàn về cách hát chèo truyền thống

Chèo là một thể loại trong loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp, tổng hòa các yếu tố dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian... trở thành đặc sản văn hóa đặc trưng của Bắc Bộ. Xuất phát từ âm hưởng của giai điệu dân ca dần dần hình thành các tố chất buồn, vui, trong sáng, trầm tư, dí dỏm, trào lộng... được thể hiện ở từng câu, từng đoạn trong mỗi hoàn cảnh, nhân vật cụ thể. Trong sự phát triển thăng hoa của lối nói, hát (nói vần, nói điệu, nói lối, nói thơ...), những trò diễn dân gian ở lễ hội xưa ở vùng châu thổ sông Hồng đã xướng lên, ngân nga thành làn, thành điệu. Những khúc nhạc này được các nghệ nhân, nghệ sĩ hát khi biểu hiện phù hợp với tình huống, kết hợp cùng với nghệ thuật khác (múa, diễn, mỹ thuật...) thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật trong chèo.

“Con đường âm nhạc” của NSƯT Phạm Phương Thảo

Tối 24-4-2022, chương trình nghệ thuật “Con đường âm nhạc - NSƯT Phạm Phương Thảo” đã diễn ra đầy thăng hoa tại Cung Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Hội trường không một ghế trống, điều này khiến Phạm Phương Thảo rất xúc động. Nhiều khán giả lâu rồi mới được gặp Phạm Phương Thảo trong một đêm nhạc của riêng cô đã vô cùng hào hứng, phấn khích hô vang tên cô trong khán phòng. Phạm Phương Thảo đã thực sự có một đêm diễn đầy hạnh phúc.

Đạo diễn Lê Việt: VIFF - nơi gặp gỡ của “những gã nghệ sĩ liều mạng”

“Tôi rất hạnh phúc khi những cố gắng nỗ lực của anh chị em nghệ sĩ đã được công nhận. Dù có không ít thử thách nhưng mọi người đều đã nỗ lực hết sức để góp phần tạo dấu ấn cho thương hiệu Lễ hội Thời trang Quốc tế Việt Nam” - Đạo diễn Lê Việt của Lễ hội Thời trang Quốc tế Việt Nam - Vietnam International Fashion Festival (viết tắt VIFF) vui vẻ chia sẻ về sự kiện VIFF 2020 được xác nhận Kỷ lục Việt Nam.

Đạo diễn Trần Lực và phong cách biểu diễn "Biểu hiện - Ước lệ" của Đoàn kịch Lucteam

Phong cách nghệ thuật của một nhà hát, một đoàn kịch chính là thương hiệu của đơn vị nghệ thuật ấy. Để có phong cách của một đơn vị nghệ thuật sân khấu, không thể một sớm một chiều, càng không phải chỉ có một nhân tố cụ thể nào, mà là một tổng thể những yếu tố hiện thân cho những đặc trưng căn cốt về tư tưởng, thẩm mỹ, quan điểm nghệ thuật, đề tài, thể tài hiện thực phản ánh, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, đối tượng khán giả nòng cốt, những truyền thống riêng biệt, độc đáo của nhà hát hoặc đoàn kịch, nhóm kịch, đặc biệt là phương pháp sáng tác mà đơn vị nghệ thuật có chủ đích hướng tới.

Nhạc kịch Broadway - một hướng phát triển cần thiết tại Việt Nam

Nhạc kịch Broadway là một thể loại âm nhạc mới xuất hiện từ giữa TK XIX tại Hoa Kỳ và Anh, sau đó được lan tỏa khắp thế giới. Với sự đầu tư “khủng” cho mỗi vở diễn, doanh số hằng năm của lĩnh vực này ngày một tăng cao. Nhiều vở diễn đã đạt được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn suất diễn. Với những ưu thế đặc thù riêng, việc nghiên cứu phát triển thể loại này tại Việt Nam là cần thiết trong thời gian tới.