• Thế giới nghệ thuật > Trao đổi

Phim truyền hình 2021 - Một năm nhìn lại

Đại dịch COVID-19 có thể khiến hoạt động nghệ thuật, giải trí đình đốn, tạm ngừng ra mắt các tác phẩm mới nhưng cũng khiến cho các phương thức giải trí trực tuyến bùng nổ. Trong khi các rạp chiếu phim phải ngừng hoạt động, điện ảnh Việt Nam vẫn chưa quen với hình thức phát hành trực tuyến trên các nền tảng số thì phim truyền hình với lợi thế của mình lại có cơ hội bùng nổ. Nhưng bên cạnh yếu tố khách quan ấy thì điều quan trọng nhất khiến phim truyền hình nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả chính là việc nâng cao chất lượng, từ nội dung, kịch bản tới diễn xuất của diễn viên. Năm 2021 đánh dấu một năm thành công của phim truyền hình Việt với nhiều bộ phim trở thành “hiện tượng”, gây “sốt” và được khán giả bình luận sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội.

"Chiếc lá thu vàng đã rụng..."

Vào một ngày đông cuối năm trong “gió mùa đông bắc se lòng”, nhạc sĩ Phú Quang - người nghệ sĩ tài hoa mà những ca khúc của ông như đã trở thành một phần máu thịt của tình yêu Hà Nội đã lặng lẽ rời cành như một “chiếc lá thu vàng đã rụng, chiều nay cũng bỏ ta đi…”. Ông ra đi, về “một nơi kia xa lắm”, mang theo biết bao nỗi nhớ của những người đã từng yêu những tình khúc say đắm một thuở. Nếu hội họa của Bùi Xuân Phái với những bức tranh tạc được hồn cốt của phố cổ Hà Nội tạo thành một dòng tranh được mệnh danh “Phố Phái” thì Phú Quang cũng đã thổi hồn “Hà Nội phố” vào âm nhạc, tạo nên một không gian riêng đậm chất lãng mạn bay bổng. Đó là “một Hà Nội ngây ngất nắng” khiến những người đang sống ở Hà Nội thêm yêu và gắn bó với mảnh đất này, “một Hà Nội run run heo may” để những người con đi xa có một nơi neo đậu nỗi nhớ thương vời vợi.

Một góc nhìn khác

Dịch COVID-19 bước sang năm thứ hai đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội, kinh tế, trong đó có giải trí. Hàng loạt hệ thống rạp chiếu đóng cửa. Nhiều nhà phát hành phải hướng tới các dịch vụ trực tuyến cho sản phẩm đầu ra của mình.

Lối mòn hay đột phá

Mỗi diễn viên trong cuộc đời nghệ thuật của mình đều mong muốn thoát khỏi vùng an toàn để được hóa thân vào nhiều vai diễn khác nhau. Có người thành công, có người thất bại nhưng quan trọng là họ được thử thách và khám phá chính mình.

"Bật mí" của Trưởng Ban Giám khảo

Vượt qua hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, điện ảnh Việt Nam vẫn thiết lập nên những kỷ lục doanh thu mới và ghi thêm những dấu ấn sáng tạo trong một chùm các bộ phim tiêu biểu vừa tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Việt Nam (LHP VN) lần thứ XXII. LHP đã kết thúc nhưng những giải thưởng được trao vẫn để lại nhiều dư âm trong khán giả và cả giới chuyên môn. Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Vinh Sơn - Trưởng Ban giám khảo phim truyện điện ảnh bật mí những đánh giá của Ban giám khảo (BGK) về giải thưởng được công chúng quan tâm nhất: giải dành cho cho phim truyện điện ảnh.

Thêm một lối ra cho sân khấu

Trước khi đại dịch COVID-19 làm đình trệ mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa thì Đài truyền hình Việt Nam đã có một chương trình Nhà hát truyền hình để đưa nhiều vở diễn thuộc các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch nói, chèo, cải lương, tuồng… đến với khán giả. Dịch COVID-19 bùng phát, ngoài Nhà hát truyền hình, Nhà hát trực tuyến cũng là một kênh để đưa văn hóa nghệ thuật đến cho người dân.

Vai trò của trường quay trong nền công nghiệp điện ảnh

Một nền điện ảnh để phát triển bền vững cần có rất nhiều yếu tố trong đó có trường quay. Một trường quay đủ chuẩn không chỉ là nơi tái tạo bối cảnh mà còn giúp tiết giảm kinh phí, tạo môi trường thuận lợi trong sản xuất phim.

Tăng chất chính luận để tạo sức hút

Có thể nói, chất chính luận không chỉ là một “đặc sản”của các hãng phim truyền hình như VFC, TFS mà nó còn là một trong những tiêu chí hàng đầu góp phần tăng chất lượng phim truyền hình Việt. Trong năm 2021, những bộ phim của VFC phát sóng trên màn ảnh nhỏ cho thấy nhà sản xuất đã và đang chủ trương tăng chất chính luận để phim truyện truyền hình dài tập hấp dẫn và mới mẻ hơn.

Đào tạo khán giả - nên chăng?

Trong tình hình sân khấu hiện nay, có vẻ như có một sự thiếu đồng bộ, thiếu ăn ý giữa khán giả và nghệ thuật, đặc biệt là khán giả trẻ. Dường như họ kém mặn mà với sân khấu, thậm chí ít hiểu biết về sân khấu, và từ đó ít đồng cảm, lui tới. Vì vậy nên chăng có một chiến lược “đào tạo” khán giả để họ có thể tiếp cận sân khấu một cách tốt hơn?

Luật Điện ảnh - sửa đổi để phát triển

Trong số 7 bộ môn nghệ thuật, điện ảnh là ngành đầu tiên xây dựng luật và tạo được hành lang pháp lý cho điện ảnh Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân và hội nhập với điện ảnh thế giới.

Những góc nhìn chân thực

Là thể loại đề cao tính chân thực, phim tài liệu giống như những tấm gương phản chiếu lại xã hội.