• Văn hóa > Đương đại

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các cơ sở giáo dục đại học lĩnh vực nghệ thuật

Một trong các mục tiêu cụ thể để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra trong Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014, đó là: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế...”. Môi trường văn hóa trong nhà trường bao gồm từ cơ sở vật chất, cảnh quan cây xanh, nơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, bảng tên trường, phòng học, phòng làm việc... đến nền nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin, giá trị, hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Bài viết đề cập đến những nội dung và các bước để xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) ở các cơ sở giáo dục đại học lĩnh vực nghệ thuật.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Thực thi chính sách (TTCS) có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong chu trình chính sách. TTCS góp phần thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo. Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTCS, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả TTCS văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Những nhân tố tác động đến quản lý các Nhà Văn hóa Lao động hiện nay

Xu thế toàn cầu hóa ảnh hưởng sâu rộng tới mọi quốc gia, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng đến mọi phương diện hoạt động, trong đó có văn hóa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng là một trong những nguyên nhân tác động, tạo ra những thay đổi trong văn hóa, quản lý văn hóa (QLVH) nói chung và hệ thống các thiết chế văn hóa, trong đó có các nhà văn hóa lao động (NVHLĐ). Vì vậy, cần thay đổi để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Muốn làm được điều đó, cần nghiên cứu các nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra trong quản lý các NVHLĐ trong hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay.

Thị trường văn hóa - kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở đối với Việt Nam

Sự mở rộng, lan tỏa của các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đến từ các quốc gia có nền công nghiệp văn hóa phát triển như Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc đã từ lâu thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là tại các quốc gia giàu tài nguyên văn hóa, nhưng chưa giải quyết được một số rào cản thể chế để thúc đẩy thị trường văn hóa phát triển như Việt Nam. Bài viết bước đầu tìm hiểu cơ sở lý luận về thị trường văn hóa, đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm thành công của các quốc gia trong phát triển thị trường văn hóa nhằm tìm ra những gợi mở về chính sách phát triển thị trường văn hóa, từ đó biến công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt để đón đầu xu thế chuyển đổi số quốc gia, các doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin Việt Nam cần phải “chuyển đổi số” chính mình, không chỉ hiện đại hóa công nghệ, quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng hóa các giá trị… mà còn cần xây dựng và kiến tạo nền tảng, giá trị văn hóa số để thích ứng và cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa. Nghiên cứu Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - doanh nghiệp ICT có vai trò chủ đạo trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông - công nghệ thông tin nhanh nhất toàn cầu, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp ICT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hiện đại, cởi mở, hội nhập quốc tế

Vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững tỉnh Ninh Thuận

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm đến văn hóa. Bởi văn hóa được coi là một phần tất yếu của quá trình phát triển bền vững. Ninh Thuận là tỉnh có tầm quan trọng chiến lược về an ninh quốc gia và phát triển của đất nước. Là một trong những địa phương giàu tiềm năng, nhưng thực tế văn hóa phát triển chưa tương xứng với những giá trị nội tại của nó, chưa trở thành động lực phát triển của địa phương và cả nước. Bài viết đề cập đến vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững, thực trạng bảo tồn và phát triển văn hóa

Xuất bản phẩm điện tử tại Việt Nam: Thực trạng, thách thức và xu hướng phát triển

Cuộc Cách mạng công nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số đã, đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có ngành Xuất bản. Sự xuất hiện và phát triển của xuất bản phẩm điện tử tại Việt Nam đã đặt ra những cơ hội và thách thức, đồng thời đòi hỏi cần có những định hướng phát triển đối với ngành Xuất bản trong giai đoạn hiện nay.

Sức mạnh mềm của văn hóa và hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (1), khẳng định vị trí quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước giữa bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Trong lĩnh vực này, có thể nói nhân vật có khả năng gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng đến công chúng rộng rãi đồng thời kết nối các phân ngành của công nghiệp văn hóa để cùng phát triển chính là những thần tượng. Họ là ngôi sao nhạc nhẹ, ngôi sao điện ảnh, truyền hình, và hình ảnh của họ được các thương hiệu lớn mời làm đại diện quảng cáo, đem tới những nguồn lợi nhuận khổng lồ cho tất cả các bên cũng như làm hài lòng công chúng rộng rãi. Thông qua khảo cứu ban đầu, bài viết dưới đây góp thêm quan điểm: thần tượng - một sản phẩm của công nghiệp văn hóa và truyền thông - là một trong những khía cạnh góp phần hình thành và thúc đẩy sức mạnh mềm văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Một số vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của cán bộ trẻ hiện nay

Văn hóa ứng xử là một lĩnh vực sinh động, phong phú trong đời sống văn hóa của con người, diễn ra hằng ngày, luôn gắn liền với mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội cũng như sự tồn tại, phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó cũng chính là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp, là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi dân tộc. Với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, mạng xã hội đã trở thành một kênh giao tiếp, sáng tạo, trao đổi chiếm ưu thế trong đời sống hiện nay. Bài viết tập trung vào việc nêu bật những nét đặc trưng của văn hóa ứng xử trên mạng xã hội và những vấn đề đặt ra đối với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của đội ngũ cán bộ trẻ trong giai đoạn hiện nay.