• Văn hóa > Đương đại

Sức mạnh mềm của văn hóa và hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (1), khẳng định vị trí quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước giữa bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Trong lĩnh vực này, có thể nói nhân vật có khả năng gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng đến công chúng rộng rãi đồng thời kết nối các phân ngành của công nghiệp văn hóa để cùng phát triển chính là những thần tượng. Họ là ngôi sao nhạc nhẹ, ngôi sao điện ảnh, truyền hình, và hình ảnh của họ được các thương hiệu lớn mời làm đại diện quảng cáo, đem tới những nguồn lợi nhuận khổng lồ cho tất cả các bên cũng như làm hài lòng công chúng rộng rãi. Thông qua khảo cứu ban đầu, bài viết dưới đây góp thêm quan điểm: thần tượng - một sản phẩm của công nghiệp văn hóa và truyền thông - là một trong những khía cạnh góp phần hình thành và thúc đẩy sức mạnh mềm văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Một số vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của cán bộ trẻ hiện nay

Văn hóa ứng xử là một lĩnh vực sinh động, phong phú trong đời sống văn hóa của con người, diễn ra hằng ngày, luôn gắn liền với mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội cũng như sự tồn tại, phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó cũng chính là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp, là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi dân tộc. Với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, mạng xã hội đã trở thành một kênh giao tiếp, sáng tạo, trao đổi chiếm ưu thế trong đời sống hiện nay. Bài viết tập trung vào việc nêu bật những nét đặc trưng của văn hóa ứng xử trên mạng xã hội và những vấn đề đặt ra đối với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của đội ngũ cán bộ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Kế thừa nghệ thuật thêu truyền thống trong thiết kế thời trang đương đại

Thêu là một phương pháp trang trí trên bề mặt vải bằng kim và chỉ, có nguồn gốc vững chắc trong lịch sử và thực hành văn hóa của nghệ thuật và thủ công ứng dụng. Nghề thêu truyền thống Việt là một nét đặc trưng của các nghệ thuật dân tộc và dân gian, phản ánh bản sắc văn hóa, ẩn chứa hàm ý nghệ thuật sâu sắc qua quá trình phát triển hàng thế kỷ. Trên nền tảng phát triển kinh tế và văn hóa, các thế hệ nghệ nhân của nghề thêu truyền thống đã hình thành nên một hệ thống nghệ thuật độc đáo, hoàn chỉnh. Đặc biệt, hệ thống này đã và đang được ứng dụng và phát triển trong thiết kế thời trang đương đại.

Hoạt động văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động văn hóa (HĐVH) đối với đời sống con người, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm khuyến khích phát triển các HĐVH. Nghị quyết số 33-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra một trong sáu nhiệm vụ cơ bản nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐVH.

Lịch sử hình thành khái niệm các ngành công nghiệp văn hóa và sự phát triển của các khái niệm liên quan

Từ cuối thập kỷ 90 của TK XX đến nay, công nghiệp văn hóa nói riêng và kinh tế sáng tạo nói chung đã trở thành một xu hướng phát triển trên thế giới. Từ năm 2000-2010, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo cao gấp 2 lần ngành dịch vụ, 4 lần ngành sản xuất ở các nước phát triển và đang phát triển. Hiện nay, lĩnh vực văn hóa chiếm tới 6,1% nền kinh tế toàn cầu, với doanh thu hằng năm lên tới 2.250 tỷ USD và gần 30 triệu việc làm trên toàn thế giới, trong đó lực lượng lao động trẻ từ 15-29 tuổi cao hơn bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế (1). Bên cạnh tác động tạo việc làm, gia tăng thu nhập, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển kinh tế, các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự gắn kết xã hội, đa dạng văn hóa, sự tiến bộ và phát triển con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng thanh niên và đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên”, thanh niên là lực lượng lớn và có vai trò quyết định vận mệnh của đất nước. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên. Đồng thời, thanh niên cũng cần tiếp tục tự khẳng định mình là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, công chức hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức là bộ phận cấu thành hệ thống tư tưởng của Người, có giá trị lý luận, thực tiễn để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng nên đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng”, “vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. Đối với Người, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức không chỉ đơn thuần là những khẩu hiệu, lời nói cho hay, cho có mà đó là hệ thống những quan điểm, tư tưởng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng, trăn trở của Người về cán bộ, công chức phải thực sự là “công bộc” của nhân dân. Những tư tưởng đó của Người đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp có năng lực, phẩm chất về đạo đức, lối sống, đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thắng lợi hơn nữa.

Không gian công cộng ở đô thị Việt nam hiện nay dưới góc nhìn văn hóa

Ở nước ta, thuật ngữ không gian công cộng (KGCC) không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Theo cách nhìn của phương Tây, KGCC có liên quan đến quyền tiếp cận các không gian chung của người dân trong các mô hình xã hội dân chủ. Triết gia Immanuel Kant cho rằng: “KGCC được thiết lập từ thời đại Ánh sáng, là yếu tố trung gian giữa xã hội dân sự và chính quyền đô thị. Nó là nơi mà các công dân có thể đến để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, những gì mà mọi người đều quan tâm đối với chính quyền đô thị” (1). Hiện nay, với cách tiếp cận đa chiều, nội hàm khái niệm KGCC được mở rộng hơn, cho thấy rõ hơn vai trò, chức năng của loại hình không gian này trong đời sống con người và sự phát triển của đô thị. Đó là những không gian có vai trò quan trọng cho sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, có thể tạo thành những “nơi chốn”, những biểu tượng độc đáo làm nên bản sắc của một đô thị.