• Văn hóa > Đương đại

Xây dựng lối sống văn hóa cho công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước” (1). Vì thế, việc xây dựng lối sống văn hóa cho công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 rất quan trọng, vừa là yêu cầu, nhiệm vụ mang tính cấp bách trước mắt, vừa là mục tiêu mang tính chiến lược cơ bản lâu dài để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vai trò của Hội, Hiệp hội làng nghề trong tổ chức lễ hội truyền thống

Trong xã hội đương đại, làng nghề truyền thống đang có nhiều cơ hội phát triển, đây là điều kiện quan trọng, góp phần to lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa từ các bên liên quan. Ở đây, có thể thấy rõ vai trò to lớn của cộng đồng, trong đó Hội/ Hiệp hội làng nghề là hạt nhân nòng cốt đối với việc bảo tồn lễ hội làng nghề - một biểu hiện sinh động của di sản văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu trường hợp lễ hội truyền thống làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng cho thấy, Hội/Hiệp hội làng nghề đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc huy động tài chính, nhân lực, tham gia điều hành lễ hội…

Đời sống văn hóa của cư dân tại khu đô thị mới

Trước những tác động của tiến trình toàn cầu hóa, các khu đô thị mới (KĐTM) đang phát triển rất nhanh và sôi động. Đời sống văn hóa (ĐSVH) của cư dân nơi đây cũng đặt ra nhiều vấn đề mới mà các nhà hoạch định chính sách và quản lý văn hóa, đặc biệt là quản lý ĐSVH đô thị phải quan tâm chú ý và có những biện pháp phù hợp, hiệu quả, bền vững.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là địa bàn sinh sống của 45 dân tộc thiểu số, chiếm 29,87% dân số toàn tỉnh (1), trong đó, dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao có số dân đông nhất. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, đã và đang trở thành nguồn tài nguyên to lớn, tạo động lực phát triển bền vững cho toàn tỉnh.

Một số vấn đề về giáo dục trong cộng đồng các bộ tộc Lào trên tuyến biên giới Lào - Việt Nam

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào luôn nhận thức được ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược tại vùng biên giới, đã đề ra chủ trương, chính sách và các văn bản pháp lý nhằm bảo đảm việc phát huy quyền cơ bản của các bộ tộc Lào, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất của quốc gia, từng bước đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Với nhận thức sâu sắc rằng, giáo dục là chìa khóa để đạt được những quyền cơ bản của công dân, Chính phủ Lào đặc biệt quan tâm và coi trọng công tác giáo dục. Xây dựng mục tiêu quốc gia về giáo dục vì mọi người và tổ chức thực hiện các chương trình vì những người không có cơ hội đến trường, bao gồm cả những bộ tộc sống tại vùng biên giới Lào - Việt Nam, là việc làm được ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở Lào hiện nay.

Những biến đổi trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đến sinh kế, văn hóa, xã hội của các cư dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để thích nghi với những biến đổi của khí hậu, đòi hỏi cư dân phải có những thay đổi trong phương thức sinh kế. Bài viết nêu lên những đặc trưng trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở ĐBSCL trong truyền thống và những thay đổi trong văn hóa sinh kế sinh kế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam

Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đổi mới phương thức định hướng chính tri, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản trong bối cảnh hiện nay liên quan đến nhiều phương diện cơ bản của thể chế chính trị. Giải pháp để tăng cường đổi mới định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản cũng là một nội dung trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước càng cần được quan tâm nghiên cứu.

Thị trường sách thiếu nhi ngoại văn tại Việt Nam những năm gần đây

Trước nhu cầu đọc ngày càng phong phú, đa dạng của thiếu nhi và trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường trong nước cũng như tích cực tham gia vào thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu thị trường, tổ chức khai thác và phát hành sách ngoại văn phục vụ cho nhiều đối tượng, đặc biệt là thiếu nhi. Thị trường sách thiếu nhi ngoại văn hiện nay đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Với những lý do trên, tác giả đã khảo sát và nghiên cứu thị trường sách thiếu nhi ngoại văn ở Việt Nam những năm gần đây để đưa ra đánh giá chung về thị trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi ngoại văn trong thời gian tới.