• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN LỊCH SỬ ĐẢNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học lịch sử. Đây là chuyên ngành mang nội dung khoa học chính trị, có quan hệ mật thiết với các khoa học về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở nước ta, đào tạo giảng viên Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Chất lượng đào tạo giảng viên lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng mà còn ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ chiến lược của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc có những yêu cầu mới. Hiện nay, cũng như trong những năm tới hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, tuy nhiên còn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, khó lường. Do đó, bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Để bảo vệ vững chắc tổ quốc đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ, ngoại giao…; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; sức mạnh của con người kết hợp với vũ khí trang bị… trong đó yếu tố con người giữ vai trò quyết định. Nhiệm vụ trước hết và trên hết của Đảng, Nhà nước và quân đội ta là phải làm cho ý thức bảo vệ tổ quốc được thấm sâu đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sinh viên hiện nay.

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC

Bản sắc văn hoá (BSVH) của dân tộc có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong đời sống của mỗi con người, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: Văn hoá còn thì dân tộc còn, mất văn hoá là mất tất cả. Vì vậy, việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay cần phải được đề cao, coi trọng, như là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên để tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng mà ông cha đã dày công tạo dựng, vun trồng.

PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Hoạt động tình nguyện có sức mạnh to lớn giúp giải quyết nhiều vấn đề và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tại Việt Nam, sau năm 1986, khi đất nước thực hiện đổi mới thì nhiều tổ chức tình nguyện ra đời và hoạt động tình nguyện cũng như phong trào thanh niên tình nguyện phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú về cả đối tượng lẫn hình thức; đã và đang đem lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn được xã hội quan tâm, cổ vũ.

TÌM HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN BẰNG KIẾN THỨC LIÊN NGÀNH

Kiến thức liên ngành về lịch sử, địa lý, văn hóa… rất cần thiết cho giáo viên, học sinh khi giảng dạy, học tập mảng văn học dân gian của dân tộc ít người nói riêng, văn học dân gian nói chung ở chương trình ngữ văn lớp 10. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi cung cấp thêm kiến thức liên ngành ở một số bài học cụ thể của mảng văn học này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy, học trong chương trình ngữ văn lớp 10 hiện hành.

THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Trong những năm qua việc bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận (TGQ, PPL) khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ đã được các nhà trường quân đội tiến hành thường xuyên và thu được những kết quả nhất định, tạo ra một đội ngũ giảng viên có vốn tri thức tốt và kỹ xảo, kỹ năng sư phạm thành thục, có phương pháp, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức trách được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, trong công việc này còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao cho giảng viên trẻ để họ có thể đáp ứng được yêu ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường quân đội hiện nay.

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở THANH HÓA

Thanh Hóa là một trong những tỉnh của cả nước có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 1535 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích xếp hạng cấp tỉnh với nhiều di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Lam Kinh, Bà Triệu, Lê Hoàn, Ba Đình, Hàm Rồng, đền thờ danh tướng Lê Uy, Chu Văn Lương, đặc biệt là khu di tích văn hóa làng cổ Đông Sơn… Do đó, việc phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) xã phường, thị trấn để nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn phát huy văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Văn hóa chính trị (VHCT) của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV) trong các nhà trường quân đội là những giá trị chân, thiện, mỹ, phản ánh bản chất giai cấp công nhân và bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện trên phương diện sự hiểu biết về nhận thức, tình cảm, niềm tin, thái độ chính trị tồn tại trong phẩm chất, tri thức và các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của người giảng viên.