• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Văn hóa chính trị (VHCT) của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV) trong các nhà trường quân đội là những giá trị chân, thiện, mỹ, phản ánh bản chất giai cấp công nhân và bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện trên phương diện sự hiểu biết về nhận thức, tình cảm, niềm tin, thái độ chính trị tồn tại trong phẩm chất, tri thức và các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của người giảng viên.

THƯ VIỆN VÀ SINH VIÊN THỜI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chưa bao giờ ngành công nghệ thông tin lại có bước đột phá, thăng hoa như TK XXI. Nó tác động đến tận ngóc ngách các lĩnh vực, trở thành công cụ thúc đẩy phát triển qua lại giữa những đối tượng, ngành nghề trong xã hội. Hiện nay, việc đọc sách của sinh viên cũng vậy, không còn bị bó hẹp trong những thư viện truyền thống, việc xuất hiện nhiều loại hình, công cụ thông minh giúp họ có thể tìm kiếm thông tin một cách đơn giản. Liệu thư viện truyền thống có còn là nơi tra cứu tài liệu và hành trình tiếp cận tri thức của sinh viên hay không khi thư viện điện tử ngày càng chiếm ưu thế.

KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC MỚI

Trong xã hội nguyên thủy, văn hóa và tôn giáo vốn là một thể thống nhất. Mọi hoạt động văn hóa thời nguyên thủy cũng chính là hoạt động tôn giáo. Chỉ sau này, khi xã hội phát triển, loài người mới tạo dựng nên nhiều lĩnh vực văn hóa tương đối độc lập không còn bị chi phối bởi tôn giáo nữa. Tuy nhiên, sự phát triển của văn hóa và tôn giáo luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Tôn giáo có trong văn hóa và văn hóa cũng không thể tồn tại bên ngoài tôn giáo. Tôn giáo không chỉ dựa vào kết cấu kinh tế mà còn phụ thuộc vào truyền thống văn hóa của các dân tộc. Một mặt tôn giáo phản ánh đời sống hiện thực, mặt khác cũng biểu hiện văn hóa của nhân loại. Tôn giáo tồn tại hàng nghìn năm nay, đã đóng góp cho xã hội loài người về nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa và đạo đức. Những thang bậc, chuẩn mực đạo đức mà tôn giáo xây dựng đã từng vận dụng vào đời sống xã hội có giá trị thực tiễn cao trong việc giáo dục phẩm hạnh con người.

XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CƠ SỞ QUÂN ĐỘI

Hạ sĩ quan, binh sĩ là lực lượng chiếm số đông trong quân đội, có sức khỏe, xung kích, sáng tạo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đa số họ được biên chế ở các đơn vị cơ sở, vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của môi trường văn hóa đơn vị cơ sở. Xây dựng môi trường văn hóa đơn vị cơ sở là một giải pháp quan trọng, không thể thiếu, góp phần phát triển ý thức bảo vệ tổ quốc của hạ sĩ quan, binh sĩ.

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG XÂY DỰNG QUYẾT TÂM CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI

Công tác tư tưởng trong quân đội là một bộ phận cơ bản cấu thành công tác tư tưởng của Đảng, lĩnh vực trọng yếu để xây dựng sức mạnh chính trị, tinh thần của quân đội. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cứu nước, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng trong xây dựng, bồi đắp quyết tâm chiến thắng. Dù thời gian đã lùi xa, song những kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong xây dựng quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị, cần được chắt lọc, vận dụng trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng công nghiệp (CĐCN) với tư cách là nguồn bổ sung quan trọng cho lực lượng lao động xã hội, được đào tạo ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn, gồm các ngành, nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh tế, thương mại dịch vụ… nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Do đó, nội dung đào tạo không chỉ về kiến thức, kỹ năng mà còn là văn hóa nghề.

GIÁO DỤC THANH NIÊN THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Đảng ta coi công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên là một nội dung rất quan trọng. Quan điểm này luôn được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết, văn kiện cũng như trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên trên thực tiễn của Đảng và thể hiện tính khoa học, mang tầm chiến lược sâu sắc. Thực tiễn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy, công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên đem lại những thành tựu quan trọng, nổi bật.

VAI TRÒ TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Tư duy sáng tạo (TDST) biểu hiện trình độ của con người trong quá trình nhận thức nhằm tìm ra bản chất, quy luật, nội dung, hình thức, phương thức hành động mới trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm đã có, phù hợp với hiện thực khách quan và yêu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. Nói cách khác, TDST nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. TDST có khả năng phản ánh đúng đắn sự vận động, phát triển của hiện thực khách quan, tạo ra tri thức mới về tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Do đó, TDST sẽ là công cụ nhận thức khoa học và chỉ đạo, cải tạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả nhất.

VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Ở nước ta vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề biên giới, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG). Giải quyết vấn đề dân tộc trong bảo vệ BGQG là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng trong điều kiện của một quốc gia đa dân tộc nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên khu vực biên giới; phát huy sức mạnh toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ BGQG. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng nước ta, gây mất ổn định trên khu vực biên giới thì việc giải quyết vấn đề dân tộc trong bảo vệ BGQG càng trở nên rất quan trọng.