• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang - Kết quả và kinh nghiệm

Sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cùng với việc ban hành cơ chế chính sách đúng với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã huy động được sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân, kết quả xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh khá toàn diện.

Chợ nổi Cái Răng và những thách thức đặt ra

Chợ nổi Cái Răng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận vào năm 2016, là nơi lưu giữ nét văn hóa sông nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vai trò phân phối hàng hóa nông sản, làm đa dạng văn hóa vùng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, là nguồn tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, quá trình tồn tại và phát triển của chợ nổi Cái Răng đã, đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức: sự phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, chợ trên bờ và nhà vựa cùng sự suy giảm số người tiếp nối hoạt động mua bán trên sông.

Độc đáo nghề dệt Dèng của người Tà Ôi

Dệt Dèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Mỗi sản phẩm dệt Dèng có giá trị về nhiều mặt; vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt, vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng, độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc Tà Ôi.

Định Hóa (Thái Nguyên) bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể

Huyện Định Hóa (Thái Nguyên) là nơi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trải qua lịch sử đấu tranh lâu dài, cùng với những biến đổi về kinh tế, xã hội, đặc biệt dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, một số giá trị văn hóa vật thể như kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực cũng như những ngành nghề truyền thống đã bị phai nhạt, biến đổi, có những bản sắc văn hóa đứng trước nguy cơ biến mất… Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có những Chỉ thị, Nghị quyết, đề án nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện đã và đang được phát huy mạnh mẽ, nhân dân ra sức xây dựng cuộc sống mới, bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Phát triển năng lực thực tiễn của sĩ quan trẻ ở quân chủng Phòng không - Không quân

Đội ngũ sĩ quan trẻ là lực lượng quan trọng trong xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ) cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Để đội ngũ sĩ quan trẻ có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn trong thực hiện các nhiệm vụ cần có nhiều giải pháp với sự tham gia của nhiều chủ thể; trong đó việc phát triển năng lực thực tiễn theo nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.

Mô hình hệ thống chia sẻ nguồn lực thông tin dữ liệu giữa các thư viện đại học Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra nhanh chóng, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng. Để đổi mới GDĐH, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Nét ẩm thực trong lễ đắp bếp của người Mường

Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường gắn với những phong tục, tập quán, lễ hội của người Mường, được sáng tạo nên từ những nguyên liệu bình dị, đơn giản, sẵn có xung quanh nơi sinh sống của người Mường, mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng chứa đựng trong đó là cả những câu chuyện, ý nghĩa và chiều sâu văn hóa... Mâm cơm trong Lễ đắp bếp của dân tộc Mường là nét đặc trưng ẩm thực riêng có của người Mường, từ những nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm nhưng lại ẩn sâu, chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu xa của dân tộc Mường.

Văn hóa đô thị Nhật Bản thời cận đại: Nhìn từ không gian nghệ thuật sân khấu

Một đặc trưng nổi bật của quá trình cận đại hóa ở Nhật Bản là tính Âu hóa, đánh dấu sự khởi đầu cho việc hình thành nhiều dạng thức không gian văn hóa - nghệ thuật mới kết nối trực tiếp với thời hiện đại. Mặt khác, văn hóa đại chúng đạt đến trình độ phát triển cao nhờ tiếp biến trên nền tảng văn hóa thị dân bắt rễ sâu trong thời Edo. Đô thị là nơi tiên phong và hội tụ mọi trào lưu mới và sân khấu là một không gian phản ánh sâu sắc nhiều dạng vẻ của quá trình đó. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các học giả Nhật Bản, bài viết phân tích một số đặc điểm, từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế trong quá trình cận đại hóa văn hóa đô thị Nhật Bản qua góc nhìn của không gian nghệ thuật sân khấu.