• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của giảng viên trẻ ở các nhà trường quân đội

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội là xu thế khách quan và cũng là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới. Đây là quá trình tác động tổng thể với nhiều khâu, nhiều bước, từ việc xây dựng mô hình mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo đến tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ nhà giáo, công tác bảo đảm, trong đó, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của đội ngũ giảng viên trẻ giữ vị trí đặc biệt quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng quá trình này.

Vấn đề bản quyền và chia sẻ nguồn tài liệu điện tử trong thư viện các trường đại học và cao đẳng

Nguồn tài liệu điện tử có khả năng lưu trữ thông tin vô hạn, tác động nhanh chóng, trực tiếp và mạnh mẽ đến người dùng trong mọi điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Vì vậy, vấn đề bản quyền và chia sẻ nguồn tài liệu điện tử đang trở nên cấp thiết trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với các trường đại học và cao đẳng, vấn đề này không chỉ là nhu cầu mà còn là xu hướng tất yếu trong thời đại số hóa công nghệ. Bài viết chỉ ra những vấn đề liên quan đến bản quyền và chia sẻ nguồn tài liệu điện tử khi sử dụng và khai thác trong các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế về Luật Bản quyền và Sở hữu trí tuệ (SHTT).

Một số vấn đề về đổi mới chính sách phát triển con người ở nước ta hiện nay

Đổi mới chính sách phát triển con người nhằm bảo đảm sự phát triển con người toàn diện là vấn đề thường xuyên, liên tục và lâu dài của mỗi quốc gia, dân tộc nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Mọi năng lực về thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách con người được phát triển đầy đủ sẽ góp phần quan trọng tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Quá trình này cần được quan tâm đúng mức và tuân thủ chặt chẽ các vấn đề có tính nguyên tắc, nhất là đổi mới các chính sách tác động để con người thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Tăng cường chất lượng giáo dục chính trị cho dân quân tự vệ trong giai đoạn mới

Công tác giáo dục chính trị cho lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) luôn giữ vị trí chủ đạo, trực tiếp xây dựng phẩm chất chính trị tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng, một mặt hoạt động của công tác đảng, công tác chính trị. Quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục chính trị cho lực lượng DQTV là một trong những nhân tố quyết định đến sức mạnh chiến đấu của lực lượng DQTV. Đồng thời, là cơ sở để lực lượng DQTV hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng cao ở Việt Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là bước đi phù hợp để vừa giải quyết những khó khăn về đất đai, lao động khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và quá trình đô thị hóa, vừa phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu lương thực - thực phẩm cho nhân dân và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại các huyện miền núi Thanh Hóa

Thanh Hóa hiện có 6 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, gồm: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng biệt, phong phú và đa dạng được thể hiện rõ nhất qua những nếp nhà sàn, phong tục tập quán, trang phục, ngôn ngữ giao tiếp hay các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian... Thực tế minh chứng, di sản văn hóa tạo ra sức hấp dẫn vô cùng lớn cho điểm đến du lịch. Di sản văn hóa là động cơ, là mục đích thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư vào du lịch di sản, du lịch văn hóa… Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có những biện pháp kiểm soát thích đáng để bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng Tây Bắc hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi thông qua đó không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa đã được đồng bào sáng tạo, chắt lọc từ bao đời nay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, cũng như qua lao động sản xuất, chiến đấu mà còn góp phần quảng bá, giới thiệu những kinh nghiệm, biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đến các vùng lân cận và cả nước. Từ đó, đánh thức, khơi dậy các nguồn lực tự nhiên, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dân tộc miền núi nói chung và đồng bào DTTS nói riêng.

Giá trị văn hóa của các địa danh - phản ánh đặc trưng tự nhiên Tây Nam Bộ

Con người tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên, vì thế môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên văn hóa của con người. Tây Nam Bộ là vùng đất có những đặc trưng về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu... gắn liền với sông nước. Chính những đặc trưng đó đã chi phối và tạo nên một đời sống văn hóa mang đậm dấu ấn sông nước. Nghiên cứu địa danh, trên cơ sở xem xét mối quan hệ, tác động của yếu tố địa lý, giúp phác họa văn hóa vùng miền một cách hữu hiệu và có ý nghĩa nhất định.

Sức nóng của Xưởng văn hóa

Xưởng Văn hóa (Culture Lab) là một sáng kiến hỗ trợ các nghệ sĩ và nghệ thuật của Viện Goethe tại Việt Nam, ra đời trong cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19. Thông qua Xưởng Văn hóa, Viện Goethe khuyến khích các nghệ sĩ sáng tạo, đưa ra những ý tưởng nghệ thuật mới, đồng thời hỗ trợ, giới thiệu tác phẩm đến với công chúng, giúp người làm nghệ thuật và công chúng yêu nghệ thuật đến gần nhau hơn. Các sự kiện của Xưởng Văn hóa diễn ra từ tháng 7 tới tháng 12-2020 luôn trong tình trạng cháy vé đăng ký là minh chứng cho thấy đại dịch COVID-19 có thể khiến nhiều sự kiện phải đóng băng nhưng không thể ngăn được sức nóng lan tỏa của các hoạt động nghệ thuật, giao lưu văn hóa tại Xưởng văn hóa.

Vai trò của bộ đội biên phòng trong giáo dục bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia cho nhân dân khu vực biên giới

Bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc (QGDT) ở khu vực biên giới (KVBG) là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang. Trong đó, nhân dân ở KVBG là chủ thể, là lực lượng tại chỗ, trực tiếp bảo vệ chủ quyền và lợi ích QGDT. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền và lợi ích QGDT cho nhân dân ở KVBG là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và các lực lượng vũ trang trên địa bàn, trong đó Bộ đội Biên phòng (BĐBP) là lực lượng giữ vai trò nòng cốt.