• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Tiếp nhận và chuyển hóa giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển nhân cách học viên sĩ quan

Tiếp nhận và chuyển hóa giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình tương tác biện chứng giữa các chủ thể. Điều này giúp học viên chủ động chấp nhận, chọn lựa, hấp thụ và tự nguyện chuyển hóa GTVHTT thành nhân tố nội tại, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các yếu tố cấu thành nhân cách học viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường sĩ quan.

Yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Trung ương Đảng đã xác định: giáo dục đại học phải “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” (1). Đây là tư tưởng quan trọng, đặt ra những yêu cầu mới cho việc củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong bối cảnh mới. Kết quả điều tra thực trạng động cơ học tập (ĐCHT) của sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (trường) (2) đã khẳng định tầm quan trọng của ĐCHT trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường cao đẳng, đại học.

Bồi dưỡng văn hóa quân nhân cho sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở quân đội

Trải qua gần 75 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Nằm trong dòng chảy của văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa quân nhân đã góp phần củng cố, bồi đắp, xây dựng nên những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân Việt Nam. Việc bồi dưỡng văn hóa quân nhân cho sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở quân đội đã và đang đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sĩ quan trẻ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện về mọi mặt.

Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay

Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, bao gồm toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen đạo đức tốt đẹp mang tính ổn định tương đối và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội, có tác động tích cực tới cộng đồng, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được mọi người tự nguyện noi theo. Những giá trị đó, qua các thời đại, được những thế hệ nối tiếp nhau bồi đắp, kế thừa và trở thành động lực, bản sắc của nhân cách con người Việt Nam. Hiện nay, để xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam nói chung, trong đó có nhân cách của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên nói riêng, việc tăng cường giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có vai trò rất quan trọng, là nền tảng để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực này trong tương lai.

Nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ truyền thống - hiện đại trong văn hóa quân nhân

Hiện nay, dưới sự tác động của nhiều nhân tố, đối trọng giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong văn hóa quân nhân (VHQN) đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc xác định nhân tố cơ bản tác động tới mối quan hệ truyền thống - hiện đại trong VHQN là rất quan trọng, nhằm nhận diện rõ nhân tố trực tiếp, quyết định và những tác động tích cực, tiêu cực trong quá trình giải quyết mối quan hệ này, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển VHQN.