• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Nghề nặn tò he ở Xuân La xưa và nay

Nặn tò he là nghề truyền thống của làng Xuân La, một làng quê chiêm trũng thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Từ một nghề để mưu sinh, tăng thu nhập, đảm bảo ổn định cuộc sống, nghề nặn tò he còn tạo ra sản phẩm là đồ chơi dân gian độc đáo, mang giá trị văn hóa cao. Ngày nay, nghề tò he đang từng bước thay đổi để theo kịp và đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ em trong xã hội hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống của ông cha.

Nhân tố chính trị, tinh thần của cán bộ hậu cần quân đội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng là sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, nhân tố chính trị, tinh thần giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, có ý nghĩa quyết định tiến trình và kết cục của chiến tranh. Ý nghĩa đó được thể hiện rõ ràng, sâu sắc trong luận điểm có tính kinh điển của V.I.Lênin: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” (1).

Phát triển văn hóa quân sự quân đội nhân dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Nuôi dưỡng truyền thống và tiếp thu hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam vừa nhằm củng cố, bồi đắp toàn diện cho quân nhân về tình cảm, năng lực, tri thức, chuẩn mực đạo đức, nhân cách, lối sống tốt đẹp của truyền thống dân tộc, vừa định hình, phát huy khả năng sáng tạo khi tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại, tạo nên chất văn hóa truyền thống - hiện đại của văn hóa quân nhân nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đơn vị, quân đội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thực hiện tốt việc nuôi dưỡng truyền thống và tiếp thu hiện đại góp phần tạo điều kiện cho quân nhân phát huy vai trò là chủ thể trong truyền bá, hưởng thụ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, quân đội, tham gia đấu tranh hiệu quả trên mặt trận tư tưởng văn hóa, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc.

Giáo dục Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho thanh niên quân đội trong công tác vận động đồng bào công giáo ở miền Đông Nam Bộ

Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Tín ngưỡng tôn giáo cho thanh niên quân đội là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Điều này có vai trò quan trọng không chỉ nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, xây dựng ý thức sống, làm việc theo pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, mà còn trực tiếp củng cố động cơ phấn đấu, nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện và năng lực tổ chức, quản lý, duy trì kỷ luật, thực thi pháp luật theo chức trách, nhiệm vụ; ngăn ngừa, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, hành vi vi phạm pháp luật, hoàn thiện nhân cách của đoàn viên, thanh niên quân đội.

Xây dựng môi trường giáo dục tại các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Môi trường giáo dục (MTGD) trong các học viện, trường sĩ quan quân đội bao gồm toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần và sự vận động tương tác của những mối quan hệ trong các học viện, trường sĩ quan với các yếu tố của môi trường xã hội. MTGD lành mạnh là nơi có đời sống chính trị ổn định, mọi hoạt động phải thực sự chuẩn mực, nêu cao giá trị thị phạm và thể hiện được tính chất quân sự, giáo dục, khoa học, theo chức năng cùng hướng vào hoàn thành mục tiêu đào tạo. Đó còn là môi trường có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phù hợp với nhu cầu của tuổi trẻ, đời sống kinh tế được quan tâm giữ vững và nâng cao; mọi thành viên có ý thức làm chủ, hiểu và thể hiện được lẽ phải, tình người; làm việc theo nề nếp chính quy, sinh hoạt trong không khí dân chủ, công bằng, trong quan hệ đồng chí, đồng đội thân thiết; có cảnh quan, môi sinh hoạt thuận lợi phù hợp với yêu cầu đào tạo.

Nho giáo thời Lê sơ, nguồn luật của bộ "Quốc triều hình luật"

Việc nghiên cứu các nội dung tư tưởng Nho giáo thể hiện trong Quốc triều hình luật không chỉ đưa ra những lý giải sâu sắc về nhiều lĩnh vực pháp luật, chế định, quy phạm pháp luật mà còn mô tả được diện mạo Nho giáo Việt Nam TK XV; đồng thời còn minh chứng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa triết học với pháp luật. Mặt khác, nó còn góp phần quan trọng để bổ sung những cơ sở lý luận cần thiết đối với quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.

Vấn đề bảo vệ môi trường biển hiện nay

Biển và đại dương được ví như tấm lá phổi của con người, là cội nguồn của sự sống trên trái đất. Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại... Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của loài người trên trái đất sẽ khắc nghiệt hơn. Hơn thế nữa, ngoài vai trò là lá phổi của con người, biển và đại dương còn nuôi sống con người và làm giàu cho đất nước bởi nguồn kinh tế có giá trị nằm sâu trong lòng nó. Biển là nơi rất giàu có và đa dạng về tài nguyên, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Không những thế, biển còn là nơi dễ dàng phát triển về du lịch và phát triển ngành chăn nuôi thủy hải sản. Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó. Tuy nhiên, biển Việt Nam hiện nay đang ở tình trạng ô nhiễm đến báo động. Chất lượng môi trường biển nước ta ngày càng đi xuống.

Vài nét về sản vật truyền thống xứ Thanh

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa là mảnh đất lưu lại những dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa. Người Thanh Hóa dũng cảm, kiên cường, cần cù và sáng tạo đã hun đúc, bồi đắp, tạo dựng nên nền văn hóa truyền thống xứ Thanh phong phú nhiều sắc màu,  dáng vẻ, hương vị… Trong đó phải kể tới những sản vật có giá trị.

Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên

Nhằm tiếp tục đổi mới giáo dục đại học phù hợp với những thay đổi của thời đại, ngày 4-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (từ đây xin gọi là nghị quyết). Đây là cơ sở để giáo dục đại học Việt Nam nói chung, Đại học Thái Nguyên nói riêng, tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời gian tới.