• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Hoạt động văn nghệ quần chúng tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Hoạt động văn nghệ quần chúng (HĐVNQC) có vị trí quan trọng trong đời sống chiến sĩ nói chung và tại Binh chủng Tăng thiết giáp nói riêng. HĐVNQC bao gồm: các hoạt động văn học; nghệ thuật quần chúng; mỹ thuật; nhiếp ảnh; điện ảnh; sinh hoạt văn nghệ dưới hình thức câu lạc bộ - chuyên đề; chỉ đạo, quản lý, tổ chức khai thác sưu tầm vốn văn nghệ dân gian. HĐVNQC tại Binh chủng Tăng thiết giáp đã bám sát thực tiễn, đơn vị, góp phần bồi dưỡng nhân cách và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của chiến sĩ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Văn hóa lãnh đạo, quản lý của chính trị viên ở các Học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Ngày 17-11-2005, Đảng ủy Quân sự TƯ (nay là Quân ủy TW) đã ra Nghị quyết 513, lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị về việc Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên (CTV) trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhờ vậy, vị trí, vai trò của CTV được nâng lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội luôn đi đúng hướng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. So với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, vấn đề nâng cao năng lực toàn diện về kiến thức, phương pháp, tác phong công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là văn hóa lãnh đạo, quản lý (VHLĐQL) của CTV ở các Học viện, Trường sĩ quan quân đội là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1960 - 1968: Một số kinh nghiệm rút ra

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhất là trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1968, bên cạnh quá trình lãnh đạo các nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đây là khâu then chốt nhằm góp phần đào tạo những thế hệ con người Việt Nam mới “vừa hồng, vừa chuyên”, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ cần thiết đáp ứng yêu cầu sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc.

Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng lối sống của người dân tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tái định cư (TĐC) là một thách thức đối với mỗi người dân ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh khi bị di dời. Trước các tác nhân, những thay đổi, sự xuất hiện các hiện tượng văn hóa mới như một lẽ thường tình bắt buộc con người phải thích nghi, thay đổi để ổn định cuộc sống. Con người muốn tìm một cuộc sống tốt nhất cho mình, ổn định tâm lý an cư lạc nghiệp. Trên cơ sở là sự bắt buộc chuyển đổi thì con người chuẩn bị sẵn sàng tâm lý khi chuyển tới không gian sinh tồn mới. Lối sống tại địa bàn TĐC là một thành tố trong tổng thể các thành tố văn hóa của người dân nơi đây để tạo ra một chỉnh thể xã hội thống nhất, hài hòa.

Công tác tôn giáo của quân đội ở miền Đông Nam Bộ

Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng khóa IX đã xác định: “Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, của các cấp, các ngành và các địa bàn, là một trong những nhân tố tạo nên động lực cho sự ổn định, phát triển đất nước. Vì vậy, làm tốt công tác chính sách tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo” (1). Tiến hành công tác tôn giáo đối với đồng bào theo đạo là nhiệm vụ chính trị của các đơn vị quân đội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Qua thực tiễn cho thấy, nhiệm vụ này đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định địa bàn.

Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân

Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân là sự xâm nhập, tác động, ảnh hưởng qua lại được biểu hiện thông qua sự quy định, tương tác, chuyển hóa truyền thống - hiện đại diễn ra ở quá trình nâng cao tâm thức, hành xử, phát huy, khẳng định giá trị văn hóa quân nhân trong hoạt động quân sự. Phát triển văn hóa quân nhân, là quá trình tiếp nhận, kế thừa, lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc để nâng cao tâm thức văn hóa, hành xử văn hóa và khẳng định giá trị văn hóa quân nhân.

Đặc trưng đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở quân đội

Những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực cùng với sự du nhập các luồng tư tưởng, lối sống sùng ngoại... đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành tư tưởng, tình cảm, đời sống văn hóa của một bộ phận xã hội, trong đó có cán bộ, chiến sĩ quân đội. Những nghiên cứu về quan niệm, cấu trúc, đặc trưng của đời sống văn hóa trong quân đội đã góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở mỗi đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay.

Tiếp nhận và chuyển hóa giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển nhân cách học viên sĩ quan

Tiếp nhận và chuyển hóa giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình tương tác biện chứng giữa các chủ thể. Điều này giúp học viên chủ động chấp nhận, chọn lựa, hấp thụ và tự nguyện chuyển hóa GTVHTT thành nhân tố nội tại, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các yếu tố cấu thành nhân cách học viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường sĩ quan.