Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc

Năm 2025, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (ĐHMTVN) kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhân dịp đầu xuân mới, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với PGS, NGND, Họa sĩ Lê Anh Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHMTVN về thành tựu của Trường ĐHMTVN trong một thế kỷ qua. Họa sĩ Lê Anh Vân đã dành cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp đào tạo tại ngôi Trường này. Năm 2007, ông được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

PGS, NGND, Họa sĩ Lê Anh Vân

 

• Thưa PGS, NGND, Họa sĩ Lê Anh Vân, năm nay Trường ĐHMTVN kỷ niệm 100 năm hình thành và phát trin, xin ông cho biết cảm xúc của ông như thế nào về sự kiện này?

Trường ĐHMTVN đã có b dày mt thế kỷ, riêng cá nhân tôi, từ thời sinh viên cho tới nay cũng đã hơn 50 năm gắn bó với ngôi Trường này. Là người chứng kiến sự phát triển của nhà Trường cùng với sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam, tôi cũng đã thấy được sự đoàn kết gắn bó cũng như những nỗ lực của các thế hệ giảng viên, sinh viên nhà Trường cống hiến cho nền mỹ thuật nước nhà. Điều đó khiến tôi vô cùng tự hào, hạnh phúc và cảm thấy mình rất may mắn.

• Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Trường ĐHMTVN đối với nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại?

Mỹ thuật Việt Nam hiện đại khởi đầu từ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ chỗ khuyết danh, truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối, thì từ đó, tác phm mỹ thuật đã gắn với tên tuổi cụ thể, cách học và truyền thụ kiến thức theo phương pháp tạo hình phương Tây, kết hợp với những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống.

Vai trò của Trường giai đoạn đầu tiên này phải nhắc tới Hiệu trưởng, họa sĩ Victor Tardieu. Ông đã cùng với những cộng sự của mình đào to nên nhng thế h ngh sĩ to hình ca Vit Nam, mà sau này nhiu người đã tr thành nhng ngh sĩ ni tiếng, góp phn xây dng nên mt trung tâm đào to ngh thut to hình uy tín ca Vit Nam và Đông Dương.

Nhà trường là nơi tạo môi trường tốt nhất cho người học, đóng vai trò khuyến khích những hướng đi cho người học. Tôi cũng phải nhấn mạnh là đã học nghệ thuật thì khả năng tự học phải rất cao. Điều này lúc nào cũng vẫn đúng! Vai trò của nhà trường là tạo môi trường để người học có thể phát huy cao khả năng của họ. Nhà trường đã đào tạo nên những đội ngũ nghệ sĩ không chỉ có nghề nghiệp mà còn có nhân cách. Kết quả được minh chứng bằng tên tuổi - tác phẩm của các nghệ sĩ đóng góp cho nền nghệ thuật Việt Nam cả trong chiến tranh và hòa bình.

Một đóng góp nữa cho mỹ thuật Việt Nam là việc phát triển nghệ thuật truyền thống, kế thừa những vốn nghệ thuật của cha ông. Thời kỳ đầu tiên, họa sĩ Victor Tardieu chủ trương để các sinh viên nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản của châu Âu và phương pháp làm việc, nhưng đồng thời cũng khuyến khích sinh viên đi sâu nghiên cứu nghệ thuật truyền thống như: sơn mài, lụa, khắc gỗ… Chính điều ấy đã tạo một diện mạo mới cho mỹ thuật Việt Nam.

Giảng đường Trường ĐHMTVN được người Pháp xây dựng từ ngày đầu thành lập

 

Trường Mỹ thuật giai đoạn trước năm 1945 đã đào tạo ra một thế hệ họa sĩ thành danh, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Các ha sĩ giai đon này đều là nhng ht nhân nòng ct trong s nghip đào to và sáng tác m thut ca Vit Nam sau này. Các ha sĩ, nhà điêu khc, kiến trúc sư xut thân ti Trường M thut Đông Dương đều gn vi các trung tâm m thut hoc các cơ s đào to Hà Ni, Huế, Sài Gòn. Nhiu ngh sĩ giai đon này đã có nhng nh hưởng ln ti thế h kế tiếp v ngh nghip cũng như nhân cách ngh sĩ.

Sau năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước bước vào chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, thế hệ thày và trò nhà Trường đã hết lòng đi theo kháng chiến, mang tài năng và nhiệt huyết của mình phục vụ đất nước. Họa sĩ Tô Ngọc Vân là người đã góp nhiều công sức trong sự nghiệp đào tạo. Tôi cho rằng, Khóa Mỹ thuật Kháng chiến do họa sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách là gch ni quan trng ca nn mỹ thuật Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều họa sĩ nhà điêu khắc đã có mặt trực tiếp trên các mặt trận, tác phẩm của họ thực sự đã góp phần cổ động tinh thần và phục vụ chiến đấu.

Trong kháng chiến chống Mỹ, rất nhiều nghệ sĩ đã lên đường lao vào tuyến lửa, chi viện cho chiến trường miền Nam, tham gia các chiến dịch lớn. Giảng viên và sinh viên của nhà Trường giai đoạn này đã tham gia vào chiến trường miền Nam với vai trò vừa là chiến sĩ, vừa là họa sĩ, vừa chiến đấu, vừa sáng tác. Họ đã kịp thời ghi lại những khoảnh khắc của chiến tranh, những con người dũng cảm... Những ghi chép của họ phản ánh chân thực, có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật, kịp thời động viên tinh thần cho chiến sĩ và cho hậu phương... Họ đã đóng góp một phần nghệ thuật của mình vào Đại thắng Mùa Xuân năm 1975.

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật được trao cho những nghệ sĩ có tác phẩm nghệ thuật đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam là sự ghi nhận công lao của các nghệ sĩ. Trong số những giải thưởng này rất nhiều tên tuổi là giảng viên nhà Trường.

Nữ hoàng Vương quốc Đan Mạch thăm Trường ĐHMTVN, năm 2009

 

• Là người đã được tiếp xúc với nhiều thế hệ họa sĩ tên tuổi của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, ông có thể cho biết điều gì xuyên suốt trong 100 năm qua các thế hệ giảng viên của Trường vẫn luôn duy trì và tiếp nối?

Thế hệ chúng tôi thật may mắn, giai đoạn chúng tôi học và làm việc có rất nhiều thế hệ nghệ sĩ. Từ những họa sĩ thời Mỹ thuật Đông Dương như các họa sĩ, nhà điêu khắc: Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Diệp Minh Châu, Phạm Gia Giang, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Đức Nùng, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… Tiếp đến là các họa sĩ được đào tạo và trưởng thành trong kháng chiến: Trần Lưu Hậu, Trọng Kiệm, Lê Huy Hòa, Nguyễn Hải, Lê Công Thành, Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Đỗ Hữu Huề, Hoàng Trầm, Trần Huy Oánh, Nguyễn Trọng Cát, Đinh Trọng Khang… còn nhiều họa sĩ - giảng viên nữa. Họ là thế hệ vàng của mỹ thuật Việt Nam!

Qua nhiều giai đoạn lịch sử, các thế hệ Trường ĐHMTVN vẫn giữ được chủ trương của thầy Hiệu trưởng đầu tiên - họa sĩ Victor Tadieu là “đào tạo các nghệ sĩ”. Ngoài tiếp thu phương pháp tạo hình của châu Âu, thì sinh viên phải tiếp thu được nghệ thuật truyền thống. Giai đoạn họa sĩ Tô Ngọc Vân là Hiệu trưởng Khóa Mỹ thuật Kháng chiến ông vẫn có tư tưởng ấy… Bám sát thực tế, ghi chép, phản ánh cuộc sống là phương pháp đào tạo xuyên suốt của “Trường Mỹ thuật Yết Kiêu”. Đây là hoạt động giảng dạy, sáng tác mang tính truyền thống suốt 100 năm của nhà Trường.

Triễn lãm Cây, trong Dự án nghệ thuật thực nghiệm của nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic, năm 2005

 

• Xin ông cho biết từ giai đoạn Đổi mới, Trường ĐHMTVN đã có những hoạt động gì để hội nhập với quốc tế?

Cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990 là giai đoạn bản lề của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Giai đoạn này một loạt các sự kiện tác động tới kinh tế, xã hội và cả nghệ thuật như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã m ra mt thời kỳ phát triển mới của Việt Nam; Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ (1995); Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995).

Giai đoạn thập niên 1990 - 2000, Trường ĐHMTVN có nhiều hoạt động, là trung tâm đào tạo và giao lưu mỹ thuật của cả nước. Ngoài những triển lãm của giảng viên, sinh viên, nhà Trường có nhiều chương trình giao lưu với quốc tế. Nhanh chóng bắt kịp dòng chảy của các trào lưu văn hóa nghệ thuật tiên tiến trên thế giới bằng những chủ chương mở rộng trao đổi hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Pháp, Đức, Phần Lan, Thuỵ Điển, Mỹ...

Năm 1997 là năm mở đầu nở rộ các hoạt động giao lưu nghệ thuật cũng như sự kiện mang dấu ấn của nhà trường. Từ sáng kiến ca Trường ĐHMTVN, lần đầu tiên Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế đã được tổ chức thành công tại thủ đô Hà Nội, quy tụ các nghệ sĩ đến từ 12 quốc gia: Thụy Điển, Canada, Úc, Thuỵ Sĩ, Pháp, Niu-di-lân, Trung Quốc, Nhật Bản.

Từ năm 1999 đến năm 2010, nhà trường tiếp nhận sinh viên Đại hc Bách khoa Lahti, Phn Lan; Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Paris, Pháp; Học viện Mỹ thuật Umea, Thụy Điển. Trường ĐHMTVN cũng đã cử các đoàn sinh viên trao đổi sang học tập tại Trường Nghệ thuật Maine, Mỹ; Học viện Mỹ thuật Umea, Thuỵ  Điển. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội được làm việc, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các chuyên gia nước ngoài cũng như các nghệ sĩ quốc tế giúp nâng cao năng lực và tư duy sáng tác.

Triển lãm của họa sĩ người Anh Diann Bauer do Trường ĐHMTVN phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức tại Trường, năm 2005

 

Với sự ủng hộ của Bộ VHTTDL, Trường ĐHMTVN đã thc hin thành công các chương trình trao đổi ging viên, sinh viên và trin lãm trong d án “Hỗ trợ văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vữngdo quỹ SIDA, Thụy Điển tài trợ 2003-2009; Dự án “Văn hóa và nghệ thuật Mekong” do quỹ Rocker Feller tài trợ 2006-2008. Những giúp đỡ thiết thực đó đã tạo cơ hội cho nghệ thuật truyền thống và hiện đại giao thoa không ngừng và hội tụ trong ngôn ngữ tạo hình, trong những tư tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ. Tác phẩm của họ là những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng.

Năm 1999, triển lãm sắp đặt của nghệ sĩ nổi tiếng người Đức Gunther Uecker; Triển lãm mang tên “Hành trình - Bước chuyển” của nghệ sĩ Wolfgang Laib hay các dự án của nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ Christo và Jeanne- Claude; Dự án nghệ thuật thực nghiệm của nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic với nhóm giảng viên trẻ và sinh viên của trường… đã mang đến cho các ngh sĩ tr nhng tư duy, cách thc tiếp cận và phản ánh những vấn đề mang tính xã hội dưới góc độ tạo hình: Dự án Cây, S.E.A, Tạo hình cho nước.

Trường ĐHMTVN tự hào là trung tâm đào tạo mỹ thuật có uy tín của cả nước, là điểm hẹn của các sự kiện giao lưu nghệ thuật quốc tế mà các cơ quan ngoại giao, các tổ chức văn hóa nước ngoài  tại Việt Nam như  Hội đồng Anh; L’ESPACE của  Pháp; Viện Goethe, Đức; Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc,… đã, đang và sẽ tiếp tục hợp tác tổ chức các hoạt động giao lưu quảng bá văn hóa nghệ thuật của đất nước mình với công chúng và bạn bè quốc tế tại Việt Nam.

Trường ĐHMTVN đã vinh dự được đón tiếp nguyên thủ các quốc gia: Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacque Chirac (1997); Hoàng hậu Vương quốc Thụy Điển (2004); Nữ hoàng Vương quốc Đan Mạch (2009).

Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho các nghệ sĩ Việt Nam nói chung và các giảng viên, sinh viên nhà trường rói riêng được giao lưu học hỏi những kinh nghiệm cũng như phương pháp tư duy, khả năng làm việc độc lập và thể hiện những khả năng sáng tạo của bản thân. Qua đó dần khẳng định được vị thế của mỹ thuật Việt Nam trong khu vực và thế giới. Đó cũng là mục tiêu và sứ mệnh của Trường ĐHMTVN, nhằm tạo dựng được một hình ảnh đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và đã trở thành một địa chỉ văn hóa quan trọng của thủ đô Hà Nội, xứng đáng với thông điệp “Nơi trải nghiệm sáng tạo”.

Lê Anh Vân, Nậm Nghiệp, sơn dầu, 110cmx150cm, 2023

 

• Với tầm vóc lịch sử ấy, theo ông trong thời gian tới Trường ĐHMTVN cần làm gì để phát huy các giá trị tốt đẹp đó?

Hiện nay, trong xu thế đổi mi và hi nhp, đòi hi công tác đào to và sáng tác m thut phi bt kp vi thi đại, nhưng đây cũng là giai đon có nhiu khó khăn chung, thách thức với các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Trường ĐHMTVN cũng bị tác động không nhỏ. Tôi vẫn theo dõi hoạt động của Trường, giảng viên và sinh viên nhà Trường vẫn duy trì tốt nhiệm vụ của mình, thường xuyên tham gia các hoạt động mỹ thuật, nhiều tác phẩm được giải thưởng quốc gia. Tôi tin chc hiện nay Lãnh đạo Trường ĐHMTVN đã có kế hoch nhm thích ng vi giai đon phát trin mi, nhưng Trường cn phát huy hơn na nhng truyn thng tt đẹp ca các thế h đi trước, to dng mt tp th đoàn kết, đẩy mnh hot động ngh thut hơn na. Đẩy mạnh sáng tác, thể nghiệm các loại hình nghệ thuật mới, luôn tạo môi trường để phát huy khả năng sáng tạo của thầy và trò. Đặc biệt, nhà Trường cần mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, tạo ra các hoạt động nghệ thuật trong và ngoài nhà trường. Ngoài tiếp thu cái mới, nhà trường cần bám sát các phương pháp đào tạo của các giai đoạn trước, như lấy nghệ thuật truyền thống làm nền tảng cho sáng tạo.

• Xin cảm ơn PGS, NGND Họa sĩ  Lê Anh Vân về cuộc trò chuyện này, kính chúc ông nhiều sức khỏe và có nhiều cống hiến cho mỹ thuật nước nhà! l

Tập thể cán bộ, giảng viên Trường ĐHMTVN.  Ảnh chụp năm 2009

 

 

NGUYỄN ĐỨC BÌNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 595, tháng 1-2025

;