“Vượt ngàn chông gai” - Đưa văn hóa truyền thống đến với công chúng

Ấn tượng khó phai sau 2 đêm diễn Anh trai vượt ngàn chông gai phải kể đến là những tiết mục trình diễn hiện đại, hòa quyện văn hóa truyền thống. Nhờ đó, chương trình được đánh giá là lan tỏa những hiệu ứng tích cực cho toàn xã hội.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giải trí nội địa

Những năm trở lại đây, một loạt concert (trong phạm vi bài viết, tạm hiểu là buổi trình diễn âm nhạc với quy mô lớn) tiếp nối thành công trên sóng truyền hình của những chương trình thực tế không còn là điều gì xa lạ với khán giả Việt Nam. Sự nở rộ của các concert thôi thúc ban tổ chức của mỗi đêm nhạc phải lên ý tưởng, kịch bản chỉn chu, kỹ lưỡng và bài bản hơn. Đồng thời, đầu tư mạnh tay hơn vào công nghệ, thiết kế sân khấu, hiệu ứng ánh sáng, âm thanh cho thật sống động. Tất cả đều hướng đến mục tiêu làm sao để mỗi chương trình tạo được dấu ấn riêng trong lòng người hâm mộ.

Concert được đầu tư lớn như vậy không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu nghe - nhìn của những khán giả luôn mong muốn sự mới mẻ trong nghệ thuật biểu diễn, mà còn tạo cho mỗi nghệ sĩ cơ hi thc hành ngh thut ở một sân chơi mới, “bắt nhịp” với sự phát triển của ngành giải trí thế giới. Dấn thân vào sân chơi này đòi hi mỗi nghệ sĩ phải làm mới màn trình din ca bản thân, thể hiện những khía cạnh có thể là chưa từng bộc lộ trước đó. Thậm chí, các nghệ sĩ trong nước cũng cần học hỏi những nghệ sĩ quốc tế trong việc tương tác, thu hút ánh nhìn của khán giả khi biểu diễn trên sâu khấu lớn và trước khán đài với sức chứa khổng lồ. Chính nhờ sự đầu tư về dàn dựng, kịch bản từ đơn v tổ chức, lẫn sự đầu tư về hình ảnh của những người biểu diễn tác động tương hỗ, đã đem đến cho tín hiệu tích cực cho thị trường giải trí trong nước, khi mà concert của các nghệ sĩ Việt Nam cũng được săn đón không thua kém gì những thần tượng nước ngoài. Trước đây, những nhóm nhạc, nghệ sĩ nước ngoài v Vit Nam biu din to ra làn sóng săn vé" t cng đồng người hâm m trong nước, thì nay những concert Việt Nam hậu phát sóng chương trình truyền hình đã xảy ra hiện tượng “cháy vé” sau thời gian ngắn mở bán trực tuyến.

Những concert ấy trong năm nay đã mang li tín hiu tích cc, viết tiếp tương lai đầy k vng cho công nghip văn hóa nước ta. Minh chứng cụ thể nhất bằng sự kiện Công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút và hiệu ứng xã hội lớn đã được la chn là mt trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024, được Bộ VHTTDL công bố.

Soobin Hoàng Sơn tái hiện màn độc tấu đàn bầu trong tiết mục "Trống cơm", gây bão trên mạng xã hội trong thời gian qua

 

Định vị hướng đi từ kế thừa văn hóa truyền thống

Như đã nói ở trên, dấu ấn riêng là yếu tố quan trọng để định vị được thương hiệu của mỗi chương trình giải trí, mỗi concert trong lòng khán giả. Dấu ấn đó thường không chỉ đến từ hiệu ứng trên sân khấu, mà tập trung nhiều vào nội dung, thông điệp nhân văn mà chương trình lồng ghép, gửi gắm đến mỗi người xem. Trong đó, khai thác yếu tố văn hóa truyền thống là xu hướng mà nhiều chương trình giải trí hướng đến. Tuy nhiên, chạm vào di sản văn hóa vốn đã không đơn gin, tiếp biến để đưa vào những màn trình diễn hiện đại lại càng khó hơn. Bởi nếu sử dụng chất liệu ấy không khéo léo, rất dễ vấp phải những phản ứng trước tiên là từ chính khán giả, sau là tới cộng đồng sở hữu di sản. Tuy nhiên, chương trình Anh trai vượt ngàn chông trai (do Tập đoàn YeaH1 thực hiện, phát sóng trên kênh VTV3) đã kết hợp rất nhuần nhuyễn chất liệu di sản văn hóa trong các màn trình diễn. Xuyên suốt các tập phát sóng của chương trình, khán giả được nhìn thấy nhiều loại hình nghệ thuật, trang phục truyền thống ở các vùng miền xuất hiện với diện mạo mới. Nét truyền thống ấy vẫn tiếp tục được bảo lưu và thăng hoa trên sân khấu concert.

Sau concert Anh trai vượt ngàn chông gai ngày thứ nhất vào ngày 19/10 tại TP HCM, đêm diễn thứ 2 được tổ chức tại Vinhomes Ocean Park 3 (Hưng Yên) đã làm thỏa lòng mong đợi của nhiều khán giả từ Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc đổ về. Để đón được lượng lớn khán giả như vậy, tổng diện tích cho concert thứ 2 lên tới 5,5 hecta. Sức chứa lớn hơn nhiều so với đêm diễn trước đó tại TP HCM. Toàn bộ thời gian xây dựng mất hơn 1 tháng. Đêm din th 2 có sự góp mặt của 31 trên tổng số 33 anh tài (các nam nghệ sĩ tham gia chương trình), cùng nhiều nghệ sĩ khách mời nổi tiếng. Trong khoảng 5 tiếng, hàng chục nghìn người xem đã bùng nổ mọi giác quan với khoảng 30 tiết mục. Qua nhiều tiết mục, khán giả như được du hành tới các miền văn hóa từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược, thông qua những làn điệu cổ truyền kết hợp với những bản hòa âm phối khí mới, rap, nhảy, trình diễn thực cảnh…

NSND Thu Huyền xuất hiện đầy bất ngờ trong tiết mục "Đào liễu"

 

Trong buổi tổng duyệt trước đêm diễn tại Hưng Yên, NSND Nguyễn Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL nhận xét “Chương trình đã đem li hiu ng tt và tích cc cho xã hi”. Hiệu ứng tốt và tích cực ấy được ca sĩ Phan Đinh Tùng cụ thể hóa qua chia sẻ: “Chương trình đã mang đến cho khán giả cả nước cách tiếp cận với những bài hát truyền thống như Trống cơm, Đào liu,… Từ đó, chương trình tr thành cu ni, giúp các thế h khán giả, đặc bit là các bn tr đến gn hơn vi âm nhc dân tc.

Nhiều nghệ sĩ khi đến với chương trình mới bắt đầu thử sức với việc khai thác yếu tố văn hóa truyền thống. Bởi vậy, nhận được đề tài từ chương trình bước đầu là thử thách không dễ dàng với các anh tài. Nghệ sĩ Cường Seven tâm s, đây là điều anh chưa từng làm trước đây. Nhưng anh lại cảm thấy may mắn, vì đã nhận được sự hỗ trợ, cố vấn từ những nghệ sĩ tiền bối. Khi đứng trên sân khấu, mặc dù đeo tai nghe in-ear, nhưng Cường Seven vẫn cảm nhận được sự reo hò, cổ vũ nhiệt tình từ dưới khán đài. Không dễ để chứng kiến một lượng lớn khán giả trẻ miền Bắc hát theo được làn điệu Chèo kinh điển Đào liu. Lại càng bất ngờ hơn, khi chính những khán giả trẻ miền Bắc hát theo được bài vọng cổ Dạ cổ hoài lang. NSND Tự Long bày tỏ niềm xúc động ngay trên sân khấu, bởi “Chúng tôi đi đâu đều thấy các bạn trẻ đã thuộc những ca khúc dân ca hay những ca khúc mang âm hưởng dân ca và tự tin hòa giọng cùng các anh tài. Đó là điều hạnh phúc với mỗi chúng tôi” - anh cho biết.

Điệu múa chén được tái hiện đầy duyên dáng qua tiết mục Mưa trên phố Huế

 

Triển vọng cho văn hóa nước nhà

Qua đó, những chương trình như thế này đã trực tiếp mở rộng không gian diễn xướng cho các loại hình nghệ thuật truyền thống. Chẳng hạn như với nghệ thuật hát Chèo của Bắc Bộ, xuất phát điểm vốn được biểu diễn ở sân đình, sau này thì được đưa vào nhà hát chuyên nghiệp. Giờ đây, Chèo lại bước thêm một bước nữa tới sân khấu hiện đại ngoài trời, trang bị hệ thống màn hình LED, bàn nâng,... Tương tự, Nhã nhạc Cung đình Huế cùng với điệu múa chén xưa kia được biểu diễn trong cung đình, phục vụ tầng lớp vua, quan nhà Nguyễn, giờ đây lại hướng đến đông đảo đại chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhiều loại hình khác như hát Quan họ, Đờn ca tài tử,… cũng đều cùng “vươn mình” ở sân khấu mới, chinh phục nhiều đối tượng người xem hơn.

Để có th khai thác có hiu qu nhng yếu t văn hóa dân tc k trên, rt cn s tư vấn, hỗ trợ từ phía những nghệ sĩ, nghệ nhân thực hành các loại hình nghệ thuật truyền thống. Như vậy, tạo thêm động lực cho những người đang ngày ngày gìn giữ truyền thống nuôi dưỡng lửa nghề trong mình. Và, tiếp thêm trong họ niềm tin rằng, nhiều di sản quý báu của ông cha sẽ không bị mai một, thất truyền, bởi vì ngày càng có nhiều nghệ sĩ trẻ quan tâm, mong muốn được kế thừa. Càng tiếp thêm niềm hãnh diện trong lòng đội ngũ sn xut chương trình và c nhng người hâm mộ, trong buổi concert tại Hưng Yên, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Đỗ Thanh Hi trao tng bng khen cho Anh trai vượt ngàn chông gai là chương trình gii trí n tượng, đã có nhng đóng góp nhm tôn vinh giá tr văn hóa, dân tc, tinh thn nhân văn, lan ta thông đip v cuc sng, tình yêu đất nước, to s kết ni nhiu thế h khán gi và văn ngh sĩ.

Nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam nói chung và những buổi concert với quy mô lớn như vậy nói riêng làm nên những kỳ tích đột phá trên chặng đường phát triển công nghiệp văn hóa. Nhưng, nhìn vào thực tế, dường như chúng vẫn có bước đi khá khiêm tốn hơn so với nhiều nước trên thế giới, ngay cả so với những nước có nền giải trí lớn mạnh trong khu vực. Xuất phát muộn hay số lượng đêm diễn chưa nhiều, không có nghĩa là không tạo ra cú hích mạnh mẽ được. Song, nếu chỉ tập trung vào cuộc đua về công nghệ trên sân khấu, sẽ có nhiều gian nan khi cạnh tranh với các concert quốc tế. Vì vậy, concert Việt Nam cần nắm chắc trong tay đim riêng bit mà không "đụng hàng" vi bt k quốc gia nào. Đó là văn hóa truyền thống - “cái tôi”, bản sắc của mỗi quốc gia. Việc những chương trình truyền hình thực tế và những concert có thể khai thác được yếu tố văn hóa góp phần định vị xu hướng phát triển bền vững trong nghệ thuật biểu diễn. Song song với đó, định hình được ngành công nghiệp giải trí Việt Nam hội nhập, song vẫn đậm đà tính dân tộc trong kỷ nguyên vươn mình phát triển của đất nước. Khi nghệ thuật biểu diễn được to động lc, kéo theo đó là sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác thuộc công nghiệp văn hóa.

Theo thông tin mà YeaH1 cung cấp, đêm diễn thứ 3 sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/2025. Cùng với đó, bộ phim điện ảnh về chương trình cũng sẽ được giới thiệu tới công chúng trong năm sau.

Bài hát "Chiếc khăn piêu" được cất lên với lòng đầy tự hào nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2024)

Tiết mục "Dạ cổ hoài lang" thổi bùng lên tinh thần dân tộc trong mỗi người xem

 

NGUYỄN PHÚC NAM DƯƠNG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 592, tháng 12-2024

;