Thúc đẩy việc tăng cường giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Pháp

Bà Eva Nguyễn Bình từng là Tham tán văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc Trung tâm văn hóa Pháp tại Việt Nam trong 4 năm, nguyên Đại sứ Pháp tại Campuchia (2017-2020). Bà hiện là Chủ tịch Viện Pháp tại Paris - cơ quan quản lý các trung tâm văn hóa Pháp tại nước ngoài. Bà cũng là người đóng góp tích cực vào việc tăng cường giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Pháp. Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, bà trả lời phỏng vấn báo chí về việc hợp tác và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Pháp.

Bà Eva Nguyễn Bình tại sự kiện ra mắt rạp chiếu phim White Light Cinéhub tại Hà Nội

 

• Thưa bà Eva Nguyễn Bình, bà đánh giá thế nào về mối quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa giữa hai nước Pháp và Việt Nam?

Quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Pháp và Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Mối giao lưu văn hóa giữa Pháp và Việt Nam rất gần gũi với nhiều hoạt động ở cả hai nước. Chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và phu nhân cùng đoàn lãnh đạo Bộ Văn hóa Pháp tới Việt Nam vào cui tháng 5/2025 đã góp phn cng c và mở ra nhiều quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và các hoạt động văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa nói riêng, rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đã và đang được thực hiện, trong đó Viện Pháp cũng góp phần vào mối quan hệ hợp tác này bằng nhiều dự án quảng bá phim, âm nhc, kịch, nghệ thuật tạo hình, hiện đại hóa thư viện, dự án song ngữ dành cho thế hệ trẻ… Nhưng do hai nước chúng ta có khoảng cách địa lý cách xa nhau, bởi vậy cần phải có thêm nhiều dự án cụ thể hơn, mở rộng ra nhiều lĩnh vực để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác này. Tôi cho rằng chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều!

• Về phía Viện Pháp đã có những chương trình hành động cụ thể như thế nào, thưa bà?

Viện Pháp ở Paris và Viện Pháp tại Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều hoạt động, phát triển các dự án ở nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến các chương trình lưu trú dành cho nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật với những chuyến lưu diễn ở cả ba miền; Balade en France (Lễ hội ẩm thực Pháp) - một sự kiện thường niên tại Hà Nội do Đại sứ quán Pháp phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức; Dự án điện ảnh White Light Cinéhub - rạp chiếu phim nghệ thuật đầu tiên do Viện Pháp tại Việt Nam khởi xướng phối hợp cùng các đối tác Việt Nam và Thái Lan. Chương trình hỗ trợ xuất bản của Pháp đã góp phần đưa hơn 500 tác phẩm của các tác giả Pháp đến với độc giả Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Trong ba năm qua, Viện Pháp đã hỗ trợ nhiều dự án nhằm thúc đẩy việc phổ biến sách Pháp tại Việt Nam. Riêng hai năm 2024 - 2025, trọng tâm được đặt vào lĩnh vực truyện tranh, với mục tiêu xây dựng ngành truyện tranh tại Việt Nam, thông qua việc huy động chuyên môn và kinh nghiệm từ phía Pháp. Viện Pháp đã hợp tác tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh với Nxb Kim Đồng và hướng tới tổ chức Liên hoan Truyện tranh đầu tiên tại Hà Nội vào cuối năm 2025… Chúng tôi mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động giao lưu, giới thiệu văn hóa Pháp tại Việt Nam cũng như quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp.

• Trong thời gian tới, Viện Pháp đề ra những mục tiêu gì để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa, thưa bà?

 Viện Pháp ở Paris cũng như các đồng nghiệp của chúng tôi tại Viện Pháp ở Việt Nam đã mở rộng sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Theo tôi, cần tiếp tục phát triển các chương trình mà chúng ta đã làm được như chương trình lưu trú nghệ sĩ, quay phim tại Việt Nam, việc dạy và học ngôn ngữ, không chỉ tiếng Pháp ở Việt Nam mà còn cả tiếng Việt ở Pháp. Còn một việc rất quan trọng mà lâu nay chúng tôi vẫn đang làm đó là, cùng với việc triển khai các dự án, chúng tôi kết nối các đơn vị làm nghề, những người làm chuyên môn, các chuyên gia để đào tạo, trao đổi kinh nghiệm. Sự trao đổi giữa các chuyên gia trong ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo sẽ là hướng đi chính. Việc kết nối này sẽ mở ra các cơ hội hợp tác trong giáo dục để nâng cao tay nghề, cải thiện kỹ năng chuyên môn đồng thời có thể sẽ có thêm các dự án hợp tác chung, đồng sản xuất.

• Bà đánh giá thế nào về điện ảnh Việt Nam và triển vọng hợp tác giữa hai nền điện ảnh Việt Nam và Pháp?

Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam đã có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu hiệu quả tại LHP Cannes. Sự tham gia của đoàn Việt Nam tại LHP Cannes đã góp phần làm phong phú thêm mối quan hệ hợp tác văn hóa giữa hai nước. Điện ảnh là một trong những lĩnh vực quan trọng đưa văn hóa Việt Nam đến với Pháp nói riêng và thế giới nói chung. Điện ảnh Việt Nam đang có s phát trin rt mnh m, đặc bit là dòng phim tác gi. Nhiều đạo diễn trẻ đã tìm ra được con đường để đến với Pháp và châu Âu thông qua các LHP quốc tế lớn. Đó là con đường rt rng m nên sự hiện diện của đin nh Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam tại Pháp và châu Âu ngày càng rõ nét hơn. Chúng tôi thy có s xut hiện của rất nhiều các nhà làm phim người Pháp gốc Việt hoặc người Việt Nam có quc tch Pháp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam qua điện ảnh. Trong đoàn đại biểu tháp tùng Tổng thống Macron đến Hà Nội vừa qua có đạo diễn người Pháp gốc Việt Stéphane Lý Cường. Anh ấy vừa ra mắt bộ phim có tên Dans la cuisine des Nguyễn (Trong căn bếp nhà họ Nguyễn), nói về mối quan hệ giữa người gốc Việt ở Pháp và con cái họ. Những tác phẩm như vậy không chỉ góp phần vào việc lan tỏa văn hóa giữa cộng đồng người gốc Việt tại Pháp với người dân bản địa mà còn tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước chúng ta. 

Viện Pháp tại Việt Nam cũng va t chc chuỗi “Hoạt động hợp tác văn hóa Pháp - Việt”, trong đó có việc hợp tác với Việt Nam và Thái Lan cho ra đời của một không gian điện ảnh mới tại Hà Nội, nối tiếp hoạt động chiếu phim trước đây của L’Espace thuộc Viện Pháp. Đây là một sáng kiến hợp tác đầy ý nghĩa và Viện Pháp cam kết sẽ đồng hành cùng s phát trin ca White Light Cinéhub trong thời gian tới.

• Xin cảm ơn bà!

 

DIÊN VỸ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 610, tháng 6-2025

;