• Văn hóa > Đương đại

Công nghiệp văn hóa với sự phát triển văn hóa đại chúng ở Việt Nam

Công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò quan trọng trong việc làm nên sự lớn mạnh và phổ biến của văn hóa đại chúng (VHĐC) trên toàn cầu. Gắn liền với VHĐC, CNVH xuất hiện với những biểu hiện nổi bật: sự gia tăng về số lượng người lao động trong các lĩnh vực văn hóa; những sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt, tiêu chuẩn hóa; tiêu thụ lớn các sản phẩm văn hóa theo cơ chế thị trường; phục vụ cho số đông dân chúng… CNVH là kết quả sự tích hợp của sáng tạo, kỹ thuật và kinh tế, phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ thông tin, kinh tế thị trường và quá trình quốc tế hóa.

Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống phụ nữ nông thôn hiện nay

Phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn là cơ sở, động lực, góp phần hình thành nhân sinh quan tiến bộ, tạo nên niềm tin, sức mạnh tinh thần, là bộ lọc, kháng thể chống lại sự tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, kinh tế thị trường đối với việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn. Thực tế cho thấy, việc phát huy này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song những hiện tượng tiêu cực, bất công, nghịch lý trong đời sống xã hội, gia đình, nhà trường đã cản trở đến công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn. Từ hiện thực đó, bài viết chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.

Hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay

Gần đây, trong ngành nghiên cứu văn hóa, người ta dần chú ý hơn tới những câu chuyện, những thực hành văn hóa thường ngày nhỏ nhặt, riêng tư nhưng nhân bản, cái tôi thay vì cái ta của giới trẻ nói riêng và các nhóm xã hội khác nói chung. Từ quan sát thực tế cũng như qua truyền thông về hiện tượng hâm mộ thần tượng, bài viết này sẽ làm rõ hơn về văn hóa giới trẻ trong bối cảnh Việt Nam đương đại trước những ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng, truyền thông đại chúng và toàn cầu hóa. Bài viết đi sâu vào việc phân tích, lý giải hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay từ góc nhìn văn hóa.

Khảo về văn hóa sinh kế huyện đảo Lý Sơn những năm gần đây

Vào các năm 2015 - 2016, chúng tôi đã có cơ hội được tiến hành nghiên cứu điền dã tại một số xã đảo và huyện đảo thuộc khu vực biển đảo vùng Nam Trung Bộ để phục vụ cho Chương trình nghiên cứu văn hóa biển đảo Việt Nam, bảo tồn và phát huy giá trị do Bộ VHTTDL chủ trì. Quá trình nghiên cứu thực địa đã khảo sát và nhận diện một số khía cạnh nhất định hiện trạng của diễn biến sinh kế, quá trình thích ứng với biển để kế thừa, bồi đắp cho văn hóa sinh kế biển của cộng đồng người dân huyện đảo Lý Sơn, thông qua nghiên cứu định lượng, định tính từ 300 phiếu điều tra xã hội học và một số phỏng vấn chuyên sâu đối với người dân, đại diện chính quyền, đội ngũ quản lý văn hóa tại địa bàn hai xã An Hải, An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào các năm 2015 và 2016.

Đời sống văn hóa trong xây dựng nông thông mới ở Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 16.490 km2 được chia làm 3 vùng miền: vùng miền núi trung du, đồng bằng và ven biển, với số dân gần 3 triệu người, gồm 6 dân tộc anh em: Kinh, Thái, Thổ, Mông, Khơ mú, Ơ đu. Có 21 huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay toàn tỉnh có 431/480 xã, phường, thị trấn; có 5.888 thôn, bản, tổ dân phố; có hơn 2000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển văn hóa

Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Việc mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Quảng Nam và Sê Kông nói riêng, có mối quan hệ láng giềng gắn bó từ lâu đời. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển toàn diện và đi vào chiều sâu, trong đó, nổi bật là hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa với nhiều kết quả quan trọng.

Một số mô hình sinh kế cho vùng lõi đô thị Hà Nội

Hà Nội là một đô thị lớn với trên 7 triệu người cư trú thường xuyên và trên 3 triệu người cư trú không thường xuyên. Trong ba thập kỷ qua, Hà Nội là nơi đô thị hóa diễn ra nhanh nhất, chuyển biến toàn diện và mạnh mẽ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư khu vực này.Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi sâu sắc, đa dạng về sinh kế của các nhóm tầng lớp và dân cư, đặc biệt là khu vực lõi đô thị của Hà Nội. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế nhưng cũng có những khu vực và nhóm dân cư đang diễn ra những dạng thức “khủng hoảng sinh kế” ở nhiều mức độ khác nhau. Bài viết đề xuất một số mô hình sinh kế để đáp ứng yêu cầu phát triển vùng lõi đô thị Hà Nội trong tương lai.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới

“Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam, phải bắt đầu từ việc xây dựng lại cộng đồng làng xã, vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam” (1). Quan điểm trên của cố giáo sư Vũ Đình Hòe đã xác nhận một thực tế hiển nhiên là làng Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược cai quản, xây dựng và phát triển của đất nước.